Thứ hai 25/11/2024 12:36

Sản xuất công nghiệp: Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ Công Thương nhìn nhận, trong năm 2022, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận tải, logistics vẫn ở mức cao.

Kịch bản tăng trưởng quý III, IV/2022 và những giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong những tháng cuối năm vừa được Bộ Công Thương xây dựng và ban hành.

Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu

Theo Bộ Công Thương, nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, 7/2022 trực tuyến với các địa phương, Bộ Công Thương đã xây dựng các kịch bản và giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong những tháng cuối năm. Cụ thể, theo kịch bản tăng trưởng, nếu chỉ số sản xuất công nghiệpquý III đạt 9,8%, quý IV đạt 10,3% thì dự kiến cả năm chỉ số sản xuất công nghiệp sẽ đạt được con số 9,5%, vượt kế hoạch tăng trưởng của ngành.

Bộ Công Thương nhìn nhận, trong năm 2022, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận tải, logistics vẫn ở mức cao; một số nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu nhu cầu thế giới suy giảm... đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng của sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên nhiều ngành công nghiệp chủ lực vẫn bứt phá.

Đơn cử như đối với sản xuất hàng dệt và may mặc của Việt Nam, dự kiến vải dệt từ sợi tự nhiên cả năm 2022 đạt khoảng 752 triệu m, tăng 9% so với năm 2021, đối với quần áo mặc thường, sản lượng sản xuất dự kiến cả năm 2022 khoảng 5.995 triệu cái, tăng khoảng 28% so với năm 2021, 6 tháng đầu năm đạt 2.997 triệu cái, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với ngành da giầy, sản lượng sản xuất dự kiến cả năm 2022 khoảng 329 triệu đôi, tăng khoảng 4% so với năm 2021; 6 tháng đầu năm đạt 144,7 triệu đôi, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Với ngành ôtô, dự kiến sản lượng sản xuất ôtô năm 2022 đạt khoảng 330 nghìn chiếc, tăng 12% so với năm 2021; 6 tháng đầu năm đạt 135 nghìn chiếc, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, chỉ số của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tháng 7/2022 tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 8,6% so với tháng 7/2021. Riêng sản lượng tivi sản xuất trong nước tháng 7/2022 đạt 754,7 nghìn chiếc, giảm 6,5% so với tháng trước nhưng tăng 33,1% so với cùng kỳ; dự kiến cả năm 2022, đạt 13.510 nghìn chiếc, tăng 21% so với năm 2021.

Bám sát kịch bản tăng trưởng

Để tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp trong năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo, tập trung bám sát kịch bản tăng trưởng và những giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong những tháng cuối năm đã được Bộ Công Thương xây dựng và ban hành; đồng thời giao nhiệm vụ cho từng đơn vị thuộc bộ. Cụ thể, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn song nhiều ngành công nghiệp chủ lực vẫn bứt pha

Bộ cũng sẽ tiếp tục triển khai tích cực Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương. Trên cơ sở đó, phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam. Đồng thời, rà soát cơ chế, chính sách tác động đến công nghiệp của từng ngành, sản phẩm. Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu để hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Phân tích kỹ hơn, Bộ Công Thương cho rằng, cần điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả; đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp; tăng cường áp dụng tổ chức sản xuất tiên tiến và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp; gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp.

Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất, nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất. Đồng thời, triển khai các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp theo định hướng ưu tiên đã được xác lập: Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng như: Cơ khí, thép, thiết bị điện...; một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như: Dệt may, da giày, điện tử... công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng; công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; công nghiệp khai khoáng theo hướng chỉ cho phép áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững.

Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển công nghiệp; rà soát, cải cách cơ chế, chính sách, quy hoạch phát triển công nghiệp; điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, đặc biệt là tăng cường liên kết giữa các địa phương trong phát triển công nghiệp, hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp theo lợi thế của các địa phương. Đồng thời, tăng cường công tác ứng dụng chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất công nghiệp.

Năm 2023, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh trong những ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên.
Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn