Thứ bảy 19/04/2025 07:49

Sản phẩm may mặc tại Đồ Sơ sinh Ếch Cốm thiếu chứng nhận hợp quy

Nhiều sản phẩm may mặc tại cửa hàng Đồ Sơ sinh Ếch Cốm địa chỉ tại 287 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội không có chứng nhận hợp quy trên sản phẩm.

Website echcom.vn giới thiệu Đồ Sơ sinh Ếch Cốm - Hệ thống Mẹ và Bé chuyên kinh doanh, cung cấp và phân phối các sản phẩm về quần áo, đồ đạc cho trẻ em và trẻ sơ sinh với hơn 20 cửa hàng trên địa bàn TP. Hà Nội.

Tra cứu trên Hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương, tên miền echcom.vn được đăng ký bán hàng bởi Công ty TNHH Minh Khôi EC Việt Nam (có địa chỉ tại số 783 phố Trương Định, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội).

Theo quy định, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy, trên nhãn sản phẩm gắn dấu chứng nhận hợp quy (CR).

Thế nhưng, tại cửa hàng Đồ sơ sinh Ếch Cốm có địa chỉ tại 287 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội hiện đang kinh doanh nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không có đầy đủ thông tin về sản phẩm và chứng nhận hợp quy.

Nhiều sản phẩm may mặc tại cửa hàng Đồ Sơ sinh Ếch Cốm (địa chỉ 287 Trần Đăng Ninh) chưa có chứng nhận hợp quy (Ảnh: Đăng Khoa)

Ghi nhận thực tế của phóng viên tại cửa hàng trên cho thấy, nhiều sản phẩm quần, áo, mũ, chăn ủ… dành cho em bé từ 1 đến 6 tuổi không có chứng nhận hợp quy. Một số sản phẩm được nhập từ nước ngoài thì thông tin về tem nhãn phụ tiếng Việt không đầy đủ, thiếu nhiều thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Theo Thông tư số 07/2018/TT-BCT về việc sửa đổi Thông tư số 21/2017/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, từ ngày 01/01/2019, các sản phẩm dệt may, hàng may mặc trước khi đưa ra thị trường bắt buộc phải được chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.

Trong đó, dấu hợp quy CR do doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy tự gắn lên sản phẩm hàng hóa của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra dấu hợp quy trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Sau đó kiểm tra hồ sơ liên quan đến chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; sản phẩm hàng hóa được gắn dấu hợp quy CR mà không chứng minh đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thì bị coi là vi phạm pháp luật.

Một số sản phẩm tại đây còn không có tem nhãn phụ tiếng Việt (Đăng Khoa).

Điểm a, b, c khoản 3, Điều 19, Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 quy định: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng: Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy; Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền; Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường…

Theo các chuyên gia về lĩnh vực hóa học, làn da của các bé nhỏ, đặc biệt là những bé đang ở trong độ tuổi sơ sinh mới lớn vẫn chưa hoàn toàn được hoàn thiện cũng như có tính nhạy cảm rất cao. Do vậy đòi hỏi các sản phẩm may mặc luôn phải phù hợp và an toàn nhất để có thể phòng ngừa những hiện tượng dị ứng nguy hiểm có thể xảy đến với cơ thể của bé.

Sản phẩm không đầy đủ thông tin và không có chứng nhận hợp quy (Ảnh: Đăng Khoa)

Việc cửa hàng Đồ Sơ sinh Ếch Cốm có địa chỉ tại 287 Trần Đăng Ninh bày bán một số sản phẩm may mặc không gắn chứng nhận hợp quy (CR) khiến người tiêu dùng không thể biết sản phẩm có mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may như thế nào? Nếu sử dụng trong thời gian dài và gây ra hậu quả đối với sức khỏe của các bé thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần làm rõ vấn đề nêu trên tại cửa hàng Đồ Sơ sinh Ếch Cốm (địa chỉ 287 Trần Đăng Ninh) nói riêng và hệ thống các cửa hàng Đồ Sơ sinh Ếch Cốm nói chung, xử lý nghiêm sai phạm (nếu có) để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.

Đăng Khoa
Bài viết cùng chủ đề: Gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương