Nan giải cuộc chiến chống gian lận thương mại ở Gia Lai

Gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, cho thấy đây là "cuộc chiến" rất nan giải ở Gia Lai.
Gia Lai: Điểm sáng trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Cô gái trẻ Gia Lai đưa nhạc cụ truyền thống vươn xa Trắng đêm canh giữ rừng giáng hương cổ thụ ở Gia Lai

Thời gian qua, bên cạnh sự phát triển tích cực của nền kinh tế, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, cho thấy đây là “cuộc chiến” còn rất nan giải.

Buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi

Hiện nay, trên thị trường, các mặt hàng được bày bán đa dạng, phong phú về chủng loại, trong đó có sự trà trộn các mặt hàng bị làm giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng trong nước và nước ngoài khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn. Một số mặt hàng thường xuyên bị giả nhãn mác phải kể đến như: thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các mặt hàng gia dụng, hàng hóa chuyên ngành (như: phụ kiện ô tô, xe máy, linh kiện điện tử…); đặc biệt, một số mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ như; thuốc lá, pháo nổ, đường cát, phân bón, bia rượu, nước uống cũng được bày bán tràn lan.

Trong năm 2024, các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đã phát hiện, bắt giữ 2.123 vụ với 1.909 đối tượng vi phạm; khởi tố 43 vụ với 66 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 1.709 vụ với số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 34,2 tỷ đồng.

So với năm 2023 đã giảm 299 vụ phát hiện, giảm 230 đối tượng; khởi tố hình sự tăng 1 vụ, giảm 2 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính giảm 246 vụ; số tiền thu nộp ngân sách giảm 16,25 tỷ đồng. Dù số vụ vi phạm giảm so với năm 2023 song đó vẫn là một con số đáng báo động về tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại xảy ra trên địa bàn.

gian lận thương mại
Cục Quản lý thị trường tập trung kiểm tra những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Hiền Mai

Theo lực lượng chức năng, nhóm mặt hàng vi phạm nổi cộm gồm: thuốc lá, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Các hành vi vi phạm chủ yếu bị phát hiện, xử lý như: vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu; vi phạm về an toàn thực phẩm; kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ: buôn bán hàng hoá giả nhãn hiệu; bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet…

Bên cạnh "mặt trận" truyền thống, "ma trận" hàng hóa gian lận thương mại trên không gian mạng, nhất là các mạng xã hội như Facebook, TikTok và các sàn thương mại điện tử còn có mức độ và cường độ cao hơn nhiều lần.

Thay vì bán hàng truyền thống sẽ mất nhiều chi phí phát sinh thì việc bán hàng online lại trở nên dễ dàng hơn, lợi nhuận mang lại rất lớn cho nên nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng mọi kẽ hở của pháp luật để giao dịch trên mạng; quảng cáo trực tuyến kèm khuyến mại rầm rộ nhằm thu hút người mua. Mặt khác, một số đơn vị, cá nhân cũng nhập lậu hoặc đưa những hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ qua cửa khẩu, biên giới với quy mô ngày càng tinh vi hơn.

Nan giải cuộc chiến chống gian lận thương mại ở Gia Lai
Nhiều vụ livestream bán hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet đã bị lực lượng chức năng xử lý. Ảnh: Cục Quản lý thị trường Gia Lai

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song bài toán chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn gặp phải nhiều khó khăn. Trong đó nổi trội là lực lượng chức năng chưa đủ nhân sự và trang, thiết bị để kiểm soát toàn diện các hành vi vi phạm, nhất là trên không gian mạng.

Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động, sử dụng công nghệ để che giấu hành vi, khiến việc truy vết gặp nhiều trở ngại. Một số đối tượng cố tình không thừa nhận mình là chủ sở hữu website hoặc việc lập website là do nhân viên của mình tự ý làm không liên quan đến chủ cơ sở... Mặt khác, nhiều người dân chưa đủ khả năng nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng, vô tình tiếp tay cho các hành vi gian lận.

Triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn

Trung tá Lê Việt Anh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết: Tội phạm về buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Mặc dù đã tăng cường kiểm tra, xử lý nhưng còn tình trạng cá nhân, doanh nghiệp trà trộn hàng thật và hàng giả để bán ra thị trường.

"Cách đây không lâu, lực lượng Công an đã phát hiện và tịch thu 1,2 tấn cà phê của một cơ sở trên địa bàn TP. Pleiku và đang củng cố chứng cứ để xử lý vì có dấu hiệu kinh doanh hàng giả. Bên cạnh đó, vấn đề vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn diễn ra nhiều" - Trung tá Lê Việt Anh thông tin.

Ông Lê Hồng Hà - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai cho biết: Năm 2024, đơn vị tập trung vào công tác trinh sát nắm tình hình, quản lý địa bàn. Khi phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm, lực lượng quản lý thị trường thực hiện kiểm tra đột xuất. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngày càng tinh vi hơn.

Nhiều đối tượng lợi dụng các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, ứng dụng bán hàng trực tuyến để quảng cáo sản phẩm, giao dịch mua bán, sau đó thông qua các dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh để vận chuyển hàng hóa nhằm tránh bị các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát.

gian lận thương mại
Lực lượng chức năng tiêu huỷ thuốc lá điếu nhập lậu. Ảnh: Hiền Mai

Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh từ ngày 1/11/2024 đến 1/3/2025.

Cụ thể, lực lượng quản lý thị trường tập trung kiểm tra các mặt hàng trọng điểm, mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, thực phẩm, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát, gia súc, gia cầm, các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm, pháo nổ, pháo hoa… với mục tiêu không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm góp phần đảm bảo ổn định thị trường.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng thực phẩm (sữa các loại, đồ uống, rượu thủ công, bánh kẹo…), phân bón, xăng dầu, đồ điện gia dụng, hàng tiêu dùng.

Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và phối hợp đấu tranh phòng-chống các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử.

Tăng cường công tác kiểm tra trên toàn tỉnh, trong đó tập trung vào các địa bàn, tuyến trọng điểm, chú trọng các tuyến Pleiku-Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, Pleiku đi các tỉnh phía Bắc, TP. Hồ Chí Minh và ngược lại nhằm ngăn chặn hoạt động tàng trữ, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng đưa vào nội địa để tiêu thụ.

Chú trọng các địa bàn TP. Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, huyện Chư Sê và huyện Đức Cơ để xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm…; tập trung kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, các tuyến phố buôn bán, các cơ sở sản xuất; chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng như: Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng… thường xuyên kiểm tra khâu lưu thông, tăng cường công tác quản lý địa bàn đối với các kho hàng, địa điểm tập kết hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin; kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

Các đội Quản lý thị trường địa bàn có tuyến biên giới, cửa khẩu sẽ tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng để kịp thời ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, hàng hóa vận chuyển trái phép từ tuyến biên giới, Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh vào thị trường nội địa tập kết, tiêu thụ.

Thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Công an tỉnh Gia Lai): Năm 2024, số đối tượng vi phạm tập trung vào các nhóm hành vi như: buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng cấm.

Lực lượng Công an đã phát hiện 340 vụ/366 đối tượng, khởi tố 35 vụ/60 bị can, xử phạt vi phạm hành chính 28 vụ/28 đối tượng với số tiền hơn 48 triệu đồng. Ngoài ra, chuyển cơ quan chức năng xử phạt 277 vụ/278 đối tượng theo thẩm quyền.

Bài và ảnh: Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Gian lận thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Câu chuyện Forever 21 tuyên bố phá sản lần thứ 2 vì không cạnh tranh được với thương mại điện tử đã và đang gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm...
Đặt tên địa phương sáp nhập: Giữ truyền thống hay tạo dấu ấn mới?

Đặt tên địa phương sáp nhập: Giữ truyền thống hay tạo dấu ấn mới?

Theo các chuyên gia, việc đặt tên địa phương sau sáp nhập tỉnh là một nhiệm vụ nặng nề và rất quan trọng, vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng, tạo được sự đồng thuận.
Doanh nghiệp tâm tư về quy định quản lý chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp tâm tư về quy định quản lý chất lượng sản phẩm

Cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ, giải quyết tâm tư về quy định mới trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cảnh giác với tin giả sáp nhập tỉnh để bán nhà đất

Cảnh giác với tin giả sáp nhập tỉnh để bán nhà đất

Lợi dụng chủ trương sáp nhập tỉnh thành phố, nhiều tổ chức cá nhân tung tin giả để tạo “sóng ảo” bán nhà đất.
TS.Vũ Văn Tính: Sáp nhập tỉnh có đủ cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn

TS.Vũ Văn Tính: Sáp nhập tỉnh có đủ cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn

Theo TS.Vũ Văn Tính, việc sáp nhập các tỉnh không chỉ là quyết tâm chính trị, mà còn dựa trên các cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế loạt giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu

Chuyên gia hiến kế loạt giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng 12% trong hai tháng đầu năm 2025 là một tín hiệu vô cùng tích cực.
Dàn siêu xe Mailisa vượt đèn đỏ: Vô tình hay chiêu trò truyền thông?

Dàn siêu xe Mailisa vượt đèn đỏ: Vô tình hay chiêu trò truyền thông?

Hình ảnh dàn siêu xe ngang nhiên vượt đèn đỏ ngay giữa trung tâm TP. Đà Nẵng không chỉ khiến dư luận bức xúc mà còn đặt ra câu hỏi đây có phải là chiêu trò PR?
Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ tạo điều kiện để nâng tầm tư duy chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Tạo

Tạo 'luồng xanh' cho khoa học, công nghệ nhưng không ‘buông lỏng’ quản lý

Việc quy định miễn trách nhiệm dân sự trong hoạt động khoa học, công nghệ là cơ chế đột phá, tạo luồng xanh cho KHCN, nhưng không vì thế mà buông lỏng quản lý.
Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Việc thực hiện các mốc lộ trình về điều chỉnh đơn vị hành chính trong đó có sáp nhập tỉnh hiện đang diễn ra khẩn trương theo đúng Kết luận số 127-KL/TW.
Sáp nhập tỉnh, doanh nghiệp sẽ  thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động

Sáp nhập tỉnh, doanh nghiệp sẽ thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động

Sáp nhập tỉnh, theo TS.Tô Hoài Nam là bước đi lớn trong cải cách hành chính, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động hơn.
Quang Linh Vlog và câu hỏi trách nhiệm ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?

Quang Linh Vlog và câu hỏi trách nhiệm ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?

Xuất hiện tại “Gặp gỡ thân tình Team Cer Group và truyền thông” chiều 14/3 tại Hà Nội, Quang Linh Vlog nói bản thân sẽ thôi việc livestream bán hàng.
Nghiên cứu giảm thuế VAT: ‘Khoan sức dân’, san sẻ gánh nặng với doanh nghiệp

Nghiên cứu giảm thuế VAT: ‘Khoan sức dân’, san sẻ gánh nặng với doanh nghiệp

Theo đề xuất của các chuyên gia, việc giảm thuế VAT sẽ kích cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất, tăng thu ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng hai con số.
Kinh tế đêm: Cần đột phá để giữ chân du khách

Kinh tế đêm: Cần đột phá để giữ chân du khách

Kinh tế đêm là hướng đi cần phát triển ở mỗi địa phương, nhưng sản phẩm còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm đa dạng, đặc sắc để thu hút, giữ chân du khách.
Chính sách là

Chính sách là 'bà đỡ', không phải gánh nặng

Trong khi Chính phủ đang nỗ lực giảm gánh nặng cho doanh nghiệp thì một số chính sách đang trong quá trình dự thảo lại có nguy cơ gây khó cho doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy, mở đường lớn

Sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy, mở đường lớn

Tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh và “chốt” triển khai nhiều “siêu dự án”… là những nội dung được người dân cả nước hết sức quan tâm, mở ra những kỳ vọng mới.
Áp lực cuộc sống, gánh nặng

Áp lực cuộc sống, gánh nặng 'áo cơm' níu bước ước mơ con trẻ

Ở các đô thị lớn, việc nuôi dạy một đứa trẻ chẳng khác nào gánh cả một chi phí "khổng lồ" đối với những gia đình có thu nhập khiêm tốn…
Xử nghiêm content

Xử nghiêm content 'bẩn', quảng cáo 'lố' để sạch môi trường mạng

Để bán hàng, nhiều người đã dùng chiêu làm content 'bẩn', quảng cáo 'lố' ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và xã hội. Hành vi này cần phải xử lý nghiêm.
Thấy gì qua con số doanh nghiệp rút khỏi thị trường?

Thấy gì qua con số doanh nghiệp rút khỏi thị trường?

Con số 67.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng 10,3% so với cùng kỳ, phản ánh một xu hướng đầy lo ngại.
Cà phê đường tàu: Khi vẻ đẹp tiềm ẩn rủi ro

Cà phê đường tàu: Khi vẻ đẹp tiềm ẩn rủi ro

Dù bị cấm nhưng cà phê đường tàu vẫn trở thành điểm đến yêu thích của du khách. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp đó là những rủi ro về an toàn giao thông.
Tiễn biệt người đã khuất không chỉ là lĩnh vực kinh doanh

Tiễn biệt người đã khuất không chỉ là lĩnh vực kinh doanh

Ngành dịch vụ tang lễ không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh mà còn là một phần quan trọng trong việc tôn vinh và tiễn biệt người đã khuất.
Sự nổi tiếng cần đi liền với ý thức trách nhiệm

Sự nổi tiếng cần đi liền với ý thức trách nhiệm

Những người nổi tiếng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, người tiêu dùng khi quảng cáo các sản phẩm trên mạng xã hội.
Hợp nhất bộ: Tuần đầu tiên và những kỳ vọng lâu dài

Hợp nhất bộ: Tuần đầu tiên và những kỳ vọng lâu dài

Bộ máy Chính phủ mới sau tinh gọn, hợp nhất bộ đã trải qua khoảng thời gian quan trọng nhất với tuần làm việc đầu tiên đúng kế hoạch và mở ra những kỳ vọng mới.
Đà Nẵng: Giá đất

Đà Nẵng: Giá đất ''rục rịch'' tăng, người mua cần thận trọng!

Giá đất tại TP. Đà Nẵng và vùng ven ''rục rịch' tăng nhưng không có chuyện 'sốt đất'. Chuyên gia bất động sản khuyến cáo người mua thận trọng trong giao dịch.
Miễn học phí: Hiện thực hóa quốc sách hàng đầu

Miễn học phí: Hiện thực hóa quốc sách hàng đầu

Đi cùng với mong muốn xây dựng đất nước, để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, quyết định miễn học phí của Bộ Chính trị đã hiện thực hóa quốc sách hàng đầu.
Mobile VerionPhiên bản di động