Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Mục tiêu rõ ràng, lộ trình cụ thể

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đặt mục tiêu đến hết năm 2025, sẽ thu hút được khoảng 10 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Để hiện thực hóa mục tiêu này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị với những chỉ tiêu cụ thể về vốn đăng ký và vốn thực hiện trong từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng các dự án đầu tư, với tỷ lệ các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Đến năm 2025, tỷ lệ này dự kiến đạt trên 50% và đạt 100% vào năm 2030. Đồng thời, tỉnh cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với mục tiêu tỷ trọng lao động qua đào tạo đạt trên 87,5% vào năm 2025 và trên 90% vào năm 2030.

Khu công nghiệp Texhong Hải Hà. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh
Khu công nghiệp Texhong Hải Hà. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

Để đạt được những mục tiêu trên, Quảng Ninh đã xây dựng các tiêu chí cụ thể để lựa chọn dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh. Tận dụng lợi thế của Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh tập trung phát triển các dịch vụ du lịch cao cấp, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất có giá trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo ô tô, xe máy, thiết bị phục vụ nông nghiệp, đóng tàu, công nghiệp điện, điện tử và vật liệu mới. Ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Đầu tư mạnh vào hạ tầng khu công nghiệp, hướng tới phát triển bền vững

Theo Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Ninh đã có một lộ trình phát triển rõ ràng với 23 khu công nghiệp và 5 khu kinh tế, tạo nên một hệ thống hạ tầng công nghiệp hiện đại và đồng bộ.

Một trong những điểm nhấn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp của Quảng Ninh là việc đầu tư mạnh vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. 100% các khu công nghiệp được thành lập đều đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn tạo ra một môi trường sản xuất sạch và bền vững.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng nghiên cứu tham khảo Bộ tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, gồm 7 tiêu chí: Lao động, công nghệ, chuyển giao công nghệ, tính liên kết và tác động lan tỏa, môi trường, an ninh quốc phòng và suất đầu tư. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan đăng ký đầu tư đối chiếu, áp dụng trong quá trình thẩm định những dự án FDI đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và của tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng quan tâm hoàn thiện thể chế, chính sách cho các khu công nghiệp, khu kinh tế có vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Quảng Ninh cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Với những chính sách ưu đãi hấp dẫn và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Quảng Ninh đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư.

Theo số liệu thống kê, hiện nay, Quảng Ninh đã thu hút được 188 dự án FDI đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư lên tới 14,6 tỷ USD. Các dự án này tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp, với các lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Các dự án FDI đã tạo ra khoảng 40.600 việc làm, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động địa phương.

Dự kiến, đến hết năm 2025, Quảng Ninh sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu ấn tượng trong thu hút FDI, với mục tiêu vốn FDI đăng ký đạt khoảng 10 tỷ USD và vốn FDI thực hiện đạt khoảng 4,1 tỷ USD. Những con số này cho thấy sự quyết tâm của tỉnh trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

Tỉnh Quảng Ninh có 23 khu công nghiệp nằm trong phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích là 18.842ha (trong đó, có 15 khu công nghiệp thuộc địa bàn các khu kinh tế). Hiện, đã có 9 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thuộc 7 khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập với tổng diện tích là 3.951,22 ha, trong đó, 8 dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp (thuộc 7 khu công nghiệp) đã được các chủ đầu tư thực hiện đầu tư kinh doanh hạ tầng và cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư; 1 dự án hạ tầng phát triển khu công nghiệp đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là Khu công nghiệp Bạch Đằng 176,45 ha (thuộc khu công nghiệp dịch vụ Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên).

Về khu kinh tế cửa khẩu, 3 khu kinh tế cửa khẩu nằm trong Quy hoạch phát triển được phê duyệt đã có quyết định thành lập với tổng diện tích trên 144.735ha. Bao gồm khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái có diện tích 121.197ha, khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn có diện tích 14.236ha, khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh có diện tích 9.302ha.

Về khu kinh tế ven biển, 2 khu kinh tế ven biển được phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2040 với tổng diện tích trên 230.436 ha, bao gồm: Khu kinh tế ven biển Vân Đồn có tổng diện tích là 217.133ha, khu kinh tế ven biển Quảng Yên có tổng diện tích 13.303ha.

Nguyễn Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Cùng với việc cấp biển nhận diện, công tác hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn cũng được ngành công thương Hà Nội đẩy mạnh thời gian qua.
Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Nhờ chủ động trong việc mở rộng các quan hệ quốc tế, đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư, Hải Dương trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Dù đạt nhiều thành tựu, tỉnh Quảng Ninh vẫn nỗ lực tìm giải pháp khắc phục hạn chế để bứt phá với mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2025.
Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Về hoạt động chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra sự chuyển biến đột phá.
Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang nắm bắt cơ hội để mở rộng hợp tác thương mại, kết nối giao thương với thị trường tỷ dân Trung Quốc, tạo ra những đột phá mới.
Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Với những thành công đã đạt được, Quảng Ninh đang trên đà trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hàng đầu Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?

Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?

Hàng trăm sản phẩm nông sản, lâm sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của các huyện miền núi sẽ hội tụ tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024.
Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động