Thứ năm 24/04/2025 14:05

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.

Ngay từ đầu năm, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để tăng cường sức cạnh tranh của các cảng biển, cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, cảng biển của tỉnh đã tích cực phối hợp với chủ cảng, doanh nghiệp vận tải triển khai nhiều hoạt động giúp tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh cảng biển Quảng Ninh đến các đối tác trong và ngoài nước, nhằm thu hút thêm nhiều nguồn hàng mới.

Đầu tư nâng cấp các cầu bến, hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ hàng hóa, nhằm tăng năng lực thông quan và giảm thời gian khai thác tàu. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành cảng, như hệ thống quản lý cảng tự động, hệ thống theo dõi tàu, phần mềm khai báo hải quan điện tử... nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, giảm thiểu thủ tục hành chính. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics, vận tải.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng container quốc tế Cái Lân. Ảnh: Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, cơ quan Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành và thực thi nghiệp vụ; triển khai thực hiện hiệu quả các phần mềm, như: Thủ tục tàu biển, biên lai điện tử, theo dõi tàu, bố trí vị trí neo đậu, giám sát hoạt động của hoa tiêu, tàu lai; minh bạch hoá công tác thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết công khai, rõ ràng, đầy đủ, chính xác các thủ tục và hướng dẫn giải quyết thủ tục.

Ngoài ra, để nắm bắt rõ tâm tư, nguyện vọng của các đại lý, đơn vị vận tải, chủ tàu, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh đã chủ động tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại định kỳ 6 tháng. Tại hội nghị này, đại diện các doanh nghiệp được trực tiếp trao đổi, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, những bất cập trong quy định hiện hành.

Trao đổi với truyền thông, ông Nguyễn Ngọc Thành - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh - chia sẻ: “Quảng Ninh có được sự tăng trưởng mạnh mẽ là do kịp thời thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh... tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển ngày càng được chú trọng đã tạo điều kiện để các đại lý, đơn vị vận tải, chủ tàu chọn hệ thống cảng biển của Quảng Ninh để kết nối”.

Giai đoạn cao điểm cuối năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp Quảng Ninh tăng mạnh, kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua các cảng biển cũng tăng cao. Đặc biệt, nhu cầu về các mặt hàng chiến lược như: Than, xăng dầu, thiết bị máy móc và nông sản phục vụ cho dịp Tết và đầu năm mới càng làm cho hoạt động cảng biển trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Để nắm bắt cơ hội này, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đang khẩn trương chuẩn bị tốt nhất về hạ tầng logistics. Cùng với đó là các chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải, hoạt động thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải, xây dựng các công trình hàng hải...

Nguyễn Hương
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách