Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Phước tăng 17,5% so với với cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng ấn tượng.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ Cần Thơ: Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh trong tháng 11 Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Công nghiệp chế biến, chế tạo chuyển biến tích cực

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, trong tháng 11 và cả 11 tháng năm 2024 những ngành công nghiệp then chốt của tỉnh Bình Phước có sự chuyển biến tích cực. Một số ngành công nghiệp như điện, điện tử, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo động lực rất lớn cho các cấp quản lý, nhà đầu tư tiến gần với mục tiêu đề ra.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 năm 2024 ước tính tăng 6,8% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có những bước chuyển khá tích cực khi tăng lần lượt gần 7% so với tháng trước và tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp khai khoáng cũng tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ
Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Phước tăng 17,5% so với cùng kỳ. Ảnh: Thanh Hà

Cũng theo Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, tình hình sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định đã tạo đà cho nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng tăng 18%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Tương tự, nhóm ngành đều có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước như sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện, công nghiệp chế biến, chế tạo khác, sản xuất chế biến thực phẩm…

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức tăng khá ấn tượng thể hiện sự nỗ lực, vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, có 4 nhóm ngành chính đều đạt được mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ như ngành khai khoáng, chế biến, chế tạo tăng đều gần 18%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10%; cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải gần 8%.

Một số ngành chế biến chế tạo có chỉ số IIP tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước như sản xuất xe có động cơ tăng hơn 95%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 27 %); sản xuất chế biến thực phẩm tăng 22%); Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 16%...

Ở chiều ngược lại, một số ngành vẫn còn gặp khó khăn như ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất đồ uống, sản xuất trang phục…

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong tháng 11 có mức tăng so với cùng kỳ năm trước như thiết bị tín hiệu âm thanh, điện mặt trời, dịch vụ in trờn sợi và vải (gồm cả đồ để mặc), hạt điều khô, giày, dép có đế hoặc mũ bằng da, đá xây dựng khác…

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm có mức giảm so với cùng kỳ năm 2023 do doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thiếu hụt nguyên, vật liệu đầu vào; chi phí sản xuất tăng cao do ảnh hưởng của giá nguyên, nhiên, vật liệu có nguồn gốc nhập khẩu; đầu ra của sản phẩm bị hạn chế. Cụ thể như sản phẩm từ vải dệt nổi vòng, vải sonin từ sợi nhân tạo, thiết bị và dụng cụ khác dùng trong y khoa…

Lũy kế 11 tháng năm 2024, các sản phẩm công nghiệp có khối lượng tăng vượt trội so với cùng kỳ như thiết bị tín hiệu âm thanh tăng 95%; dịch vụ sản xuất bao bì bằng kim loại tăng 43%; hạt điều khô tăng 21%, dịch vụ sản xuất giày, dép; đá xây dựng khác 12%; điện thương phẩm tăng 9%...

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 66.200 tỷ đồng

Cũng theo Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh những tháng cuối năm 2024 diễn ra sôi động với nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa. Các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến...được đẩy mạnh.

Cùng với đó, công tác kiểm soát nguồn cung, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm… được triển khai nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 năm 2024 ước đạt hơn 8.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh Bình Phước ước đạt hơn 81.300 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hoá trong tháng 11/2024 ước đạt 6.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Lũy kế 11 tháng năm 2024 ước đạt 66.200 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.

Một số nhóm hàng có doanh thu tăng khá cao như ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 25,7%, đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 22,7%; doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ tăng 21,9 %; lương thực, thực phẩm tăng 17%; vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 16%…

Còn doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 11 năm 2024 ước đạt 721 tỷ đồng, tăng 13,04% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế ước 11 tháng năm 2024 đạt 7.400 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cùng kỳ. Trong đó, dịch vụ lưu trú ước đạt 266 tỷ đồng và dịch vụ ăn uống ước đạt 7.100 tỷ đồng.

Cũng theo Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, các hoạt động du lịch với gắn liền với nhiều sự kiện, lễ hội được diễn ra đã góp phần thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Do đó, doanh thu du lịch lữ hành tháng 11 năm 2024 ước đạt 2,56 tỷ đồng, tăng 91,5% so với cùng kỳ. Lũy kế ước trong 11 tháng năm 2024 đạt 23 tỷ đồng, tăng 61,5% so với cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ khác tháng 11 năm 2024 ước đạt 846 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Lũy kế ước 11 năm 2024 đạt 7.600 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ

Theo Cục Thống kê, cùng với hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, tỉnh Bình Phước đã có những chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trên nhiều lĩnh vực trọng điểm. Điển hình như Sung Ju-Samsung, Japfa, lốp xe Haohua-Trung Quốc...

Trong tháng 11/2024, tỉnh Bình Phước thu hút được 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký mới khoảng 65 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2024 đã thu hút được 28 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư thu hút mới đạt 207 triệu USD. Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 431 dự án FDI đang hoạt động tổng vốn đầu tư gần 4.500 triệu USD.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang có 1.193 dự án nhà đầu tư trong nước với số vốn 117.542 tỷ đồng.

Đồng Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg, về việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, kết nối di sản và sáng tạo, xây dựng thương hiệu địa phương, thúc đẩy du lịch, kinh tế bền vững.
Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp, đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh cho biết, trong tháng 11/2024, các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tăng trưởng mạnh.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú từng bước khẳng định vị thế là địa phương đi đầu trong phát triển chương trình OCOP của Quảng Ninh.
Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Dự án “Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững” tại tỉnh Sơn La đã và đang giúp mở rộng đầu ra cho sản phẩm của HTX.
Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh trong tháng 11/2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Ngành công thương Hà Nội triển khai nhiều giải pháp để hướng đến phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Nhờ thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản Sơn La năm nay đạt 5.360 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2023.
Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Những nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho thành phố Đông Triều.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Theo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của lượng khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển.
Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, để nâng cao hiệu quả của kinh tế biển.
Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Năm 2024, Sở Công Thương Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch tại tỉnh Quảng Ninh góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm
Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2024 ở mức 2 con số, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng tốc sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Ngày 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Nhờ những chính sách kích cầu tiêu dùng hiệu quả, kinh tế Quảng Ninh đang có những tín hiệu tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nội điạ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động