Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg, về việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
Hải Phòng: Điểm sáng về thu hút đầu tư vào Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng đề xuất lập khu kinh tế ven biển phía Nam rộng 20.000ha

Theo quyết định, Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng là khu kinh tế ven biển có quy mô diện tích 20.000 ha (trong đó khoảng 2.909 ha là đất lấn biển), nằm ở khu vực phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng; có toạ độ địa lý từ 20°35'50" đến 20°45'35" vĩ độ Bắc và từ 106°32'8" đến 106°49'15" độ kinh Đông.

Phối cảnh Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng
Phối cảnh Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng có các khu chức năng phù hợp với mục tiêu phát triển của khu kinh tế. Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng là khai thác tối đa lợi thế về vị trí cửa ngõ quốc tế, nền tảng phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận và quốc tế; kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa và bảo đảm an sinh xã hội.

Đồng thời, xây dựng và phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng trở thành khu kinh tế ven biển tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững; tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng biển và logistics hiện đại; là động lực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của thành phố Hải Phòng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, có môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi, trong đó có khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới; là trung tâm kinh tế biển có vai trò tiên phong, có chức năng tương hỗ, kết nối với các khu kinh tế ven biển khác, tạo động lực phát triển cho vùng đồng bằng sông Hồng.

Hoạt động, cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý đối với Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế, pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan.

Phó Thủ tướng giao UBND thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo liên quan đến Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng; đảm bảo tính khả thi của phương án huy động vốn và phân kỳ đầu tư; xây dựng danh mục cụ thể các dự án ưu tiên đầu tư, đặc biệt các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế, giao thông kết nối trong và ngoài khu kinh tế.

UBND thành phố Hải Phòng đảm bảo hiệu quả - kinh tế xã hội của khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững thông qua giải quyết vấn đề an sinh xã hội, chuyển đổi việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường; phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.

Cụ thể hóa các giải pháp, chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong phương án bố trí không gian phát triển của Khu kinh tế; thực hiện cam kết trồng rừng thay thế, đảm bảo tính đa dạng và hệ sinh thái rừng ngập mặn; giám sát chặt chẽ việc lấn biển, hoạt động đầu tư xây dựng, xả thải vào môi trường trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường biển.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khu kinh tế Vân Đồn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

‘Đầu tàu’ trong triển khai Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’, ngành công thương Hà Nội góp sức, chung tay, kết nối, lan tỏa hàng Việt.

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh cho biết, trong tháng 11/2024, các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tăng trưởng mạnh.
Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, kết nối di sản và sáng tạo, xây dựng thương hiệu địa phương, thúc đẩy du lịch, kinh tế bền vững.
Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp, đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp địa phương.
Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Phước tăng 17,5% so với với cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng ấn tượng.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú từng bước khẳng định vị thế là địa phương đi đầu trong phát triển chương trình OCOP của Quảng Ninh.
Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Dự án “Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững” tại tỉnh Sơn La đã và đang giúp mở rộng đầu ra cho sản phẩm của HTX.
Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh trong tháng 11/2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Ngành công thương Hà Nội triển khai nhiều giải pháp để hướng đến phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Nhờ thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản Sơn La năm nay đạt 5.360 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2023.
Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Những nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho thành phố Đông Triều.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Theo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của lượng khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển.
Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, để nâng cao hiệu quả của kinh tế biển.
Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Năm 2024, Sở Công Thương Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch tại tỉnh Quảng Ninh góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động