Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Nhờ những chính sách kích cầu tiêu dùng hiệu quả, kinh tế Quảng Ninh đang có những tín hiệu tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nội điạ.
Thu hút nhiều 'đại bàng' đầu tư, Quảng Ninh dự kiến đạt 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025 Quảng Ninh phát triển kinh tế biển xanh bền vững gắn với bảo tồn giá trị văn hóa Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Đòn bẩy kích cầu

Các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa mà tỉnh Quảng Ninh đang triển khai đã trở thành “đòn bẩy” quan trọng, giúp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp địa phương. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất đã dần phục hồi, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh sở hữu một hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại và đa dạng, với 133 chợ, 26 siêu thị, 7 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng tiện lợi. Hệ thống này không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.

Các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Nhờ các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, hội chợ, tuần xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP đã đến được với nhiều người tiêu dùng hơn. Hiện nay, đã có 393 sản phẩm OCOP đạt chuẩn được lên các sàn thương mại điện tử lớn, 82 sản phẩm được tiêu thụ tại các siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi, và 123 sản phẩm đã có mặt tại các thị trường lớn trong cả nước.

Hoạt động livestream tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024 giúp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và thúc đẩy hoạt động TMĐT.
Hoạt động livestream tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024 giúp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

Sức mua ngày càng tăng không chỉ là tín hiệu lạc quan cho người dân và doanh nghiệp mà còn thể hiện sự thành công của các chính sách kích cầu tiêu dùng của tỉnh. Điều này góp phần tạo động lực để Quảng Ninh tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và nâng cao đời sống người dân.

Tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong việc thúc đẩy thương mại nội địa. Từ đầu năm 2024, tỉnh đã không ngừng tổ chức các hoạt động sôi động như Tuần hàng Việt, các chương trình kết nối kinh doanh, tạo ra một sân chơi sôi động cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Những sự kiện này không chỉ đơn thuần là nơi trưng bày sản phẩm mà còn là cầu nối quan trọng, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn đa dạng với chất lượng đảm bảo. Môi trường cạnh tranh lành mạnh được tạo ra, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Để có một bức tranh rõ nét về tương lai phát triển thương mại nội địa, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch triển khai chiến lược phát triển thương mại nội địa tỉnh giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, giai đoạn 2022-2025, phấn đấu giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9-9,5%/năm và đóng góp khoảng 10-12%/năm giai đoạn 2026-2030; đến năm 2030, đóng góp khoảng 15% vào kinh tế của tỉnh. Tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2022-2025 đạt tốc độ tăng bình quân 17-18%/năm; giai đoạn 2026-2030, tốc độ tăng bình quân từ 15-16%/năm...

Giai đoạn 2031-2045, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu giá trị tăng thêm thương mại trong tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 8,5-9%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng bình quân 12-13%/năm; đến năm 2045 kết cấu hạ tầng thương mại được hiện đại hóa và 100% các hệ thống hạ tầng thương mại khu vực thành thị vận hành dựa trên áp dụng công nghệ số hóa; giữ thị phần hàng Việt Nam đạt trên 80% tại các kênh phân phối trong siêu thị, trung tâm thương mại và trên 70% tại các chợ truyền thống.

Cùng với đó, Quảng Ninh đang trên đà trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong việc phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Với doanh thu chiếm 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ kinh tế của tỉnh, thương mại điện tử đã và đang đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng bình quân ấn tượng 12%/năm cho thấy tiềm năng phát triển vô cùng lớn của lĩnh vực này.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, Quảng Ninh vẫn còn một số thách thức cần giải quyết. Mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thị hiếu của người tiêu dùng. Một bộ phận người dân vẫn chưa thay đổi được thói quen mua sắm truyền thống, dẫn đến việc tiếp cận của thương mại điện tử còn hạn chế. Hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng lậu vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến uy tín của các sản phẩm kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn còn hạn chế.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Quảng Ninh, để tiếp tục phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng sản phẩm nội tỉnh, Sở Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ngành, địa phương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản lý thị trường sản phẩm; phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông hàng hóa với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa….

Hiện tại, có 393 sản phẩm OCOP Quảng Ninh đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao đã được lên các sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, YouTube, TikTok để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Có 82 sản phẩm OCOP được kết nối tiêu thụ ổn định vào các kênh tiêu thụ hiện đại tại siêu thị GO! Hạ Long, MM Mega Market, Winmart, Aloha..., chuỗi cửa hàng tiện lợi nông sản sạch và các điểm mua sắm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh phục vụ khách du lịch; 123 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được tiêu thụ tại một số thị trường các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương…
Nguyễn Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, để nâng cao hiệu quả của kinh tế biển.
Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Năm 2024, Sở Công Thương Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch tại tỉnh Quảng Ninh góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Theo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của lượng khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2024 ở mức 2 con số, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng tốc sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Ngày 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Quảng Ninh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ thương mại điện tử, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khát vọng trở thành trung tâm logistics đầu mối Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khát vọng trở thành trung tâm logistics đầu mối Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ những tiềm năng, lợi thế để hướng tới mục tiêu là đầu mối trung tâm dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Bộ.
Quảng Ninh nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

Quảng Ninh nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

Với lợi thế về diện tích rừng lớn, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế trong ngành chế biến gỗ và lâm sản, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chiều nay (29/11), tại huyện Tân Uyên, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị bàn giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...
UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Chiều 29/11, tại Hà Nội, UBND tỉnh Sơn La đã làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hải Dương ước đạt 28.813 tỷ đồng, tăng 46,7% so với dự toán, trong đó thu xuất nhập khẩu đạt 4.092 tỷ đồng.
Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Quảng Ninh không ngừng khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư, đặc biệt là vào các khu công nghiệp.
Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ

Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ 'thẻ vàng' IUU

Quảng Ninh quyết liệt triển khai giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU, hướng tới phát triển bền vững ngành thủy sản.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc hiểu rõ và thực hiện đúng các cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu tận dụng được cơ hội và tránh rủi ro.
Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến với định hướng phát triển Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030, nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Với lợi thế sở hữu nhiều vịnh đẹp như Hạ Long và Bái Tử Long, Quảng Ninh đã và đang khẳng định vị thế là một trong những điểm du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam
Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Thành phố Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất, khai thác than lớn đã và đang chú trọng trong công tác bảo vệ môi trường xanh.
An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Ngày 26/11/2024, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Công nghiệp hỗ trợ - động lực mới cho kinh tế Quảng Ninh

Công nghiệp hỗ trợ - động lực mới cho kinh tế Quảng Ninh

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động