Thứ hai 23/12/2024 05:12

Quảng bá vải thiều Thanh Hà xuất khẩu EU, Mỹ, Nhật Bản đến với người dân Hà Nội

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) xuất khẩu EU, Mỹ, Nhật Bản đã được giới thiệu, quảng bá người dân Hà Nội.

Sáng 10/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương phối hợp với Công ty TNHH thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam tổ chức khai trương Điểm trưng bày, bán và giới thiệu vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) tại 111, Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Các đại biểu cắt băng khai trương điểm giới thiệu

Sự kiện nhằm tăng cường hoạt động kết nối tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm vải thiều Thanh Hà tiếp cận với khách hàng Thủ đô và các doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư trong và ngoài nước để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị của quả vải.

Ông Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam - chia sẻ, sáng nay (10/6) chúng tôi đưa một lượng lớn hàng lên kệ nhưng đến trưa thì lượng vải thiều tại quầy không còn nhiều, khách hàng biết đến và mua rất nhiều. Trong 2 ngày 10 – 11/6, giá bán sản phẩm vải thiều sẽ được giảm 20%, theo đó, thay vì phải trả 65.000 đồng/kg thì khách hàng chỉ phải trả 52.000 đồng/kg.

Vụ mùa năm ngoái, khi chưa có chương trình kết nối thì khối lượng tiêu thụ vải thiều Thanh Hà của chúng tôi khoảng 50 tấn. Kỳ vọng, với vụ mùa năm nay, chúng tôi sẽ tiêu thụ với khối lượng tăng gấp 3 - 4 lần so với năm ngoái. Ngoài bán ở Hà Nội, BigGreen còn đưa sản phẩm vải thiều Thanh Hà chuẩn xuất khẩu đi khắp các tỉnh/thành lân cận và cả khu vực phía Nam.

Luôn tìm kiếm sản phẩm mới để đưa về phục vụ người tiêu dùng, ông Nguyễn Tiến Hưng cho hay, với sản phẩm vải thiều, có 2 tiêu chí để chúng tôi lựa chọn đó là chất lượng và độ an toàn. Đây cũng là lý do chúng tôi lựa chọn vùng vải Thanh Hà hiện đang được xuất khẩu đi Mỹ, Nhật Bản, EU,… Bởi đây là những thị trường khó tính, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, mã số vùng trồng, cũng như áp dụng các tiêu chuẩn rất khắt khe.

“Mong muốn của chúng tôi là các sản phẩm tốt, chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu sẽ không chỉ phục vụ xuất khẩu mà chính người tiêu dùng trong nước cũng được sử dụng sản phẩm này”, ông Nguyễn Tiến Hưng cho biết.

Người tiêu dùng khi mua sản phẩm vải thiều Thanh Hà tại đây có thể truy xuất nguồn gốc đến tận nhà vườn chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh

Thường xuyên mua sản phẩm vải thiều từ đầu vụ đến giờ, chị Nguyễn Phương Thủy (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, một số nơi giá vải thiều ở mức 70.000 – 100.000 đồng/kg, tuy nhiên, chúng tôi cũng không ưng ý lắm do vẫn còn vị chua và chát nhẹ. Hôm nay, đến với cửa hàng để mua thực phẩm, chúng tôi có dùng thử sản phẩm vải thiều Thanh Hà, thấy vị vị ngọt thanh mát, mùi thơm nhẹ, mẫu mã đẹp,... nên tôi mua một vài cân về gia đình sử dụng.

Thị trường nội địa đang tiêu thụ khoảng 50% tổng sản lượng vải thiều của Hải Dương. Bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương - cho biết, người tiêu dùng cũng đã đón nhận quả vải Hải Dương ngay từ thời điểm cuối tháng 5/2023 và đánh giá cao về chất lượng.

Giá vải đầu vụ khá cao, trà vải sớm trên địa bàn tỉnh Hải Dương bán từ 70.000 – 100.000 đồng/kg tại vườn và đến tay người tiêu dùng khoảng 100.000 – 150.000 đồng/kg.

Hiện đang thời điểm thu hoạch rộ của vải thiều Thanh Hà và đây cũng là thời điểm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương lựa chọn để triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đến thị trường Hà Nội. Bà Lương Thị Kiểm lý giải: “Việc quảng bá xúc tiến, giới thiệu đến khách hàng này không chỉ có tác dụng trong một năm mà có tác động trong nhiều năm. Do đó, chúng tôi chọn thời điểm chính vụ thu hoạch giống vải ngon nhất của địa phương và giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô”.

“Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống, tỉnh Hải Dương cũng sẽ đẩy mạnh truyền thông trên các kênh mạng xã hội, để cả giới trẻ cũng có thể tiếp cận đến trái vải của chúng tôi”, bà Lương Thị Kiểm chia sẻ đồng thời kỳ vọng, từ nay đến cuối vụ, với những thông điệp mà người tiêu dùng đã được nghe, được thưởng thức trái vải thiều ngon nhất của tỉnh Hải Dương, từ đó, họ cũng yêu thích và sử dụng nhiều hơn.

"Người tiêu dùng sẽ đến những địa điểm uy tín để mua các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu ở vùng các trồng xuất khẩu, tương đương các lô hàng xuất khẩu, giá có cao hơn 1 chút nhưng chất lượng đảm bảo. Đây cũng là niềm động viên cho những người trồng vải thiều những năm sau sẽ sản xuất nhiều hơn các sản phẩm có chất lượng và phục vụ cho người tiêu dùng", bà Lương Thị Kiểm chia sẻ.

Người tiêu dùng Hà Nội có thể mua được sản phẩm vải thiều Thanh Hà chuẩn xuất khẩu ngay tại thị trường Hà Nội

Theo ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – trái vải Thanh Hà tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản có mặt và bán đến tay người tiêu dùng Thủ đô, đây là sự chủ động cố gắng nỗ lực của người dân trồng vải, doanh nghiệp phân phối và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Với tinh thần hợp tác, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa trong lĩnh vực công thương giữa Hà Nội với các tỉnh/thành phố trong đó có Hải Dương, ông Nguyễn Thế Hiệp tin tưởng, trong thời gian tới, sản phẩm OCOP, trái cây, nông sản giữa hai địa phương sẽ tiếp tục được tăng cường. Việc này không chỉ tạo điều kiện cho bà con có thể tiêu thụ được các sản phẩm có chất lượng, đồng thời giúp người tiêu dùng Thủ đô được tiếp cận, nhận biết mẫu mã, thương hiệu các sản phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ để ưu tiên lựa chọn, tiêu dùng.

Được biết, sau khi khai trương gian hàng trưng bày, bán, giới thiệu vải thiều tại Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương sẽ tiếp tục mở thêm các gian hàng tại TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh vào các ngày 11 và 12/6.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: vải thiều

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu