Thứ hai 23/12/2024 21:21

Quảng bá phở Việt trên đất Thái

Sự phổ biến của thực phẩm Việt Nam vẫn còn khiêm tốn ở Thái Lan - nơi có lịch sử ẩm thực phong phú và người tiêu dùng khá kén chọn thực phẩm nước ngoài. Tuy nhiên, phở Việt nằm trong danh sách những sản phẩm được người tiêu dùng Thái đánh giá cao.

Cơ hội trên đất Thái

Sau khi thăm các gian hàng tại Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan 2019 do Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Trung ương Thái Lan tổ chức tại Bangkok, Phó Thủ tướng Thái Lan Jurin Laksanawisit dành thêm khoảng 30 phút để thưởng thức món ăn truyền thống của Việt Nam - phở - trên một chiếc bàn gỗ giản dị ngay khu vực kinh doanh ẩm thực của sự kiện. Ngồi cùng ông là Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cùng quan chức, đại diện doanh nghiệp và người nổi tiếng hai nước.

Phở Việt đậm đà hương vị truyền thống

Họ được phục vụ bởi đầu bếp người Việt Vũ Ngọc Đức, một trong 45 doanh nhân Việt Nam đi Bangkok để mang sản phẩm đến sự kiện và hy vọng sẽ lấp đầy các kệ hàng của siêu thị Thái Lan.

Lấy miếng chanh vắt vào chiếc thìa nhỏ nêm vào bát phở của ngài Jurin Laksanawisit, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói với Phó thủ tướng Thái Lan, ăn phở cần thêm chút chanh tươi và tương ớt cay mới đúng vị!

Trong một khu vực nhỏ ở triển lãm, gian hàng của Vũ Ngọc Đức có hàng trăm lượt du khách ghé thăm mỗi ngày. Chỉ sau hai ngày, anh và nhóm của mình đã bán được hơn 500 bát phở.

Phó Thủ tướng Thái Lan Jurin Laksanawisit (ngoài cùng bên phải), Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải (thứ hai từ phải sang) cùng các quan khách thưởng thức phở Việt

Năm 2018, sau lễ khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Sontirat Sontijirawong và Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng vui vẻ thưởng thức phở Việt. Gian hàng phở với những nguyên liệu đậm chất Việt Nam đã thu hút đông du khách. Phần vì phở Việt đã quá nổi tiếng trên thế giới, phần vì gian hàng được bài trí rất bắt mắt, thực khách có thể quan sát các công đoạn làm phở. Rất đông khách hàng háo hức chờ đợi ăn phở với giá 79 baht (khoảng 56.000 đồng)/1 tô phở bò và 59 baht (42.000 đồng)/1 tô phở gà.

Cùng với phở được nấu theo cách truyền thống thì phở ăn liền của Việt Nam cũng được người tiêu dùng Thái Lan rất ưa chuộng. Ở siêu thị Tops Market tại Central Plaza Grand Rama IX, quận Huai Khwang, một gói phở ăn liền Vifon có giá 17 baht, khoảng 13.000 đồng. Mỗi ngày siêu thị này bán khoảng 100 - 200 gói phở. Tops Market có khoảng 10 siêu thị ở Bangkok. Bà Pimjai Navanukroh - Giám đốc chuỗi siêu thị - cho biết, hệ thống đang nhập khoảng 500 đầu sản phẩm của Việt Nam, tăng 10%/năm.

Phở ăn liền được bán tại Thái Lan

Xứng đáng đại diện cho ẩm thực Việt

Trong số những mặt hàng tiêu biểu của Việt Nam được lựa chọn tại Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2019 thì bún, phở nằm trong danh sách sản phẩm được người tiêu dùng Thái đánh giá cao. Phở trở thành đại diện xứng đáng của nền ẩm thực đa dạng Việt Nam, sánh vai với sushi của Nhật, tom yum của Thái, pizza của Italia... Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, qua các năm tổ chức tuần hàng cho thấy, nhóm thực phẩm vốn nghĩ sẽ chịu cạnh tranh cao nhưng lại có triển vọng thâm nhập đất Thái hàng đầu.

Một tô phở ngon hoàn chỉnh cần nhiều yếu tố từ sợi, súp, đến các loại rau mùi, thịt. Sợi phở ngon được làm từ hạt gạo ngon, bánh phở dai nhưng mềm và phải dậy được hương vị hồi. Đó lá tinh túy của món phở. Ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Acecook Việt Nam - cho biết: Đó là một món ăn hoàn hảo, tôi cảm nhận người Việt Nam rất hạnh phúc vì họ được ăn phở mỗi ngày.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam - cho rằng, quá trình hội nhập đã đưa nhiều món ăn của Việt Nam ra thế giới, trong đó có phở, và đã trở thành món ăn quốc hồn, quốc túy.

Nông sản và thực phẩm Việt Nam, vốn được cho là phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khi đến Thái Lan. Tuy nhiên, nhờ sự hợp tác ngày càng tăng giữa Bộ Công Thương Việt Nam với các nhà phân phối và bán lẻ Thái Lan; sự nỗ lực của Bộ Công Thương trong công tác xúc tiến thương mại đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành thực phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Ông Paul Le - Phó chủ tịch xuất nhập khẩu Central Group Việt Nam: Người tiêu dùng thế giới luôn muốn thực phẩm an toàn, ngon, tốt và theo khẩu vị của họ. Cứ nhắm đến thị trường nào thì theo vị đó. Tuy nhiên, những tinh túy cốt lõi thì giữ nguyên, đừng thay đổi mà hãy mang văn hóa ra thế giới.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?