Thứ sáu 08/11/2024 12:39

Phối hợp thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Lồng ghép các nguồn lực

Giai đoạn 2021 - 2025, vùng đồng bào DTTS & MN triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH.

Một trong những yêu cầu quan trọng là phải lồng ghép nguồn lực từ các chương trình để bảo đảm hiệu quả nhất của những đề án, dự án trong giảm nghèo bền vững. Thực tế thời gian qua, nhờ lồng ghép nguồn đầu tư, phát huy nội lực trong nhân dân..., công tác giảm nghèo bền vững ở nhiều địa phương đã đạt kết quả tích cực.

Điển hình tại Bắc Giang, kết thúc giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh còn hơn 14,6 nghìn hộ nghèo, chiếm 3,14%; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn còn 13,45%; các thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm bình quân 7%/năm. Hết năm 2022, toàn tỉnh còn 18,1 nghìn hộ nghèo, chiếm 3,86%, giảm 6,7 nghìn hộ, tương đương 1,41%.

Trao tặng bê cho hộ đăng ký thoát nghèo ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Đức Huy

Một trong những giải pháp giúp địa phương giảm nghèo nhanh, bền vững là việc lồng ghép các nguồn lực theo đúng phương pháp tiếp cận đa chiều, đa dạng sinh kế trên cơ sở xóa dần cơ chế “cho không”; huy động nguồn lực kết hợp với đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; nhất quán quan điểm của Đảng là lấy dân làm gốc, người nghèo chủ động, tự lực vươn lên thoát nghèo, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới.

Tại huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế), theo ông Hồ Viết Ái - Trưởng phòng Dân tộc huyện A Lưới, việc huy động nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, ngành quan tâm thực hiện kịp thời. Các chương trình 134, 135, 160... của Chính phủ đã mang đến diện mạo nông thôn mới cho huyện; tất cả các xã đều có trạm y tế và trường học, có bưu điện văn hóa, trạm truyền thanh, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Hay tại huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững thị trấn Phong Điền đã xây dựng các phương án và nhóm giải pháp như tạo việc làm ổn định, hỗ trợ phát triển sinh kế hộ gia đình, nâng cao thu nhập. Huyện đã huy động nguồn lực hỗ trợ, vận động xã hội hóa; tuyên truyền vận động nâng cao vai trò chăm sóc, phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ...; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội và người dân vào công tác giảm nghèo, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững…

Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương đã đạt được kết quả tích trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, tại không ít địa phương, tiến độ triển khai vẫn còn chậm. Vì vậy, tại Văn bản 625/VPCP-QHĐP, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường công tác phối hợp triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt trong công tác xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách để thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và quy chế làm việc của Chính phủ, chính quyền địa phương.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan là chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản các chương trình mục tiêu quốc gia chủ động, tích cực phối hợp với Bộ trưởng các bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc để xây dựng, ban hành và rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Công an TP. Hồ Chí Minh: Cảnh báo về tình trạng livestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 8/11/2024: Bão số 7 tăng tốc, biển động dữ dội

Bão Yinxing tăng tốc vào Biển Đông sáng nay 8/11 thành cơn bão số 7

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 8/11/2024: Biển Đông dậy sóng giật cấp 17

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Dự báo thời tiết ngày mai 8/11/2024: Bão Yinxing tăng cấp sát Biển Đông, biển động dữ dội

Báo Công Thương tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ, viên chức, người lao động năm 2024

Cầu ở Hà Giang bất ngờ đổ sập trong lúc đang thi công

Cùng hướng đến những tác động tích cực và bền vững cho trẻ em

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia

TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh bức xúc vì phải thanh toán học phí qua app của bên thứ ba

Tìm được hai phi công lái máy bay Yak-130 nhờ Viettel tăng cường sóng hỗ trợ

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 7/11/2024: Bắc Bộ ngày nắng; Trung Bộ mưa lớn giảm dần

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/11/2024: Hà Nội tăng nhiệt trở lại, ngày nắng; đêm vẫn lạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/11/2024: Biển động rất mạnh do ảnh hưởng Cơn bão Yinxing gần Biển Đông

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 7/11/2024: Vùng gần tâm bão biển động dữ dội

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội