Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia Longform | Quảng Nam: Tiếp thêm động lực đưa Sâm Ngọc Linh vươn ra thế giới

Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho sự phát triển sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam và nâng tầm “cây xóa đói giảm nghèo” ở vùng dân tộc thiểu số đã có cuộc chia sẻ thú vị với phóng viên Báo Công Thương.

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về giá trị của sâm Ngọc Linh?

Ông Hồ Quang Bửu: Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã có từ rất lâu đời và được đồng bào dân tộc Xê Đăng sử dụng như một loại củ rừng, hay còn gọi “cây thuốc giấu” để chữa các loại bệnh khi cần.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Trải qua nhiều lần nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng sâm Ngọc Linh có đến 52 hợp chất saponin (hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và xác định sâm Ngọc Linh chứa nhiều hơn 52 hợp chất saponin như đã được công bố trước đây – PV) và là 1 trong 5 loại sâm quý của thế giới cùng với Hàn Quốc, Mỹ, Canada và Nga.

Có điều đặc biệt, các loại sâm kia được trồng ở vùng ôn đới, còn riêng Việt Nam thì sâm được trồng ở vùng nhiệt đới và củ sâm Việt Nam gần như không có tinh bột. Ở Quảng Nam, sâm Ngọc Linh được trồng ở núi Ngọc Linh (cao trên 1.500m so với mực nước biển), đây là đỉnh núi cao nhất dãy Trường Sơn, hệ sinh thái rất phong phú, đa dạng, quanh năm mát mẻ, độ mùn rất nhiều.

PV: Lúc nhận công tác tại huyện Nam Trà My với cương vị là Chủ tịch UBND huyện, ông đã bắt tay vào phát triển sâm Ngọc Linh như thế nào?

Ông Hồ Quang Bửu: Khi được giao nhiệm vụ công tác trên huyện Nam Trà My (năm 2014), lúc bấy giờ huyện Nam Trà My là một trong những huyện nghèo nhất nước, với tỉ lệ hộ nghèo thời điểm đó hơn 72%. Nơi đây là một vùng đất rộng, người thưa, đặc biệt có đến 97% là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Giá trị sâm Ngọc Linh lúc đó chưa được nhiều người biết đến. Với mong muốn tạo sinh kế người dân tốt hơn, tôi cùng tập thể Ban thường vụ Huyện ủy Nam Trà My đã bàn với nhau làm sao để người dân bắt tay vào canh tác và thương mại loại cây dược liệu này này để nhiều người biết đến.

Với người dân, khi có chủ trương đúng, họ đã đồng thuận và cùng bắt tay và việc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh
Việc nuôi trồng và phát triển sâm Ngọc Linh mang lại giá trị cao về kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, bà con nơi đây chủ yếu là trồng lúa, ngô,… mà muốn trồng được thì phải phá rừng đốt rẫy khiến rừng bị xâm hại. Còn khi bắt tay vào trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu thì ngược lại, bà con ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng.

Từ chủ trương của huyện ủy, sau đó có nghị quyết của HĐND huyện về bảo tồn và phát triển cây sâm và tiếp đến là ban hành kế hoạch và chương trình bảo tồn, phát triển và trình xuống tỉnh Quảng Nam. Đến giờ, cây sâm Ngọc Linh đã được di thực đến các huyện miền núi để phát triển và mang lại hiệu quả nhất định.

Việc trồng sâm Ngọc Linh mang lại 3 giá trị đó là giá trị kinh tế, bảo vệ rừng và đem lại giá trị sức khỏe cho con người.

PV: Sau khi sâm Ngọc Linh được "nâng tầm", Quảng Nam đã có định hướng phát triển như thế nào và tầm nhìn dài hạn ra sao, thưa ông?

Ông Hồ Quang Bửu: Chính phủ đã ban hành “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045”, đây là tín hiệu cực kỳ tốt. Với các kế hoạch, chương trình cụ thể, chúng ta sẽ sớm cạnh tranh với các nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.

Mong muốn của tôi là các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu khoa học để di thực cây sâm dần dần xuống dưới và trở thành ngành công nghiệp sâm, đem lại sức khỏe cho người dân và ước mơ trở thành ngành công nghiệp tỷ đô trong tương lai không xa.

Tuy nhiên, để chương trình phát triển sâm Việt Nam đi vào thực tiễn, đầu tiên chúng ta phải triển khai nhanh, bởi vì Hàn Quốc đã đi trước chúng ta rất lâu. Nếu chúng ta đi chậm thì mãi mãi đi sau họ.

Chính vì vậy, đầu tiên chúng ta phải tuyên truyền cây sâm Việt Nam là một loại rất quý. Thứ hai, cần phải có nguồn lực cụ thể (từ trung ương, đia phương và ngoài xã hội) để đầu tư, phát triển Sâm Ngọc Linh thành sản phẩm quốc gia. Thứ ba, từ các nguồn lực chúng ta cần phải nghiên cứu khoa học, di thực, làm ra nhiều sản phẩm đồng thời quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước. Phải tạo cơ chế, khơi thông nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh
Quang cảnh nhà máy nhân giống, chế biến sâm Ngọc linh của Sam Sam Group tại TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Đặc biệt, cần phải có hành lang pháp lý để hỗ trợ cho việc phát triển và phải có kế hoạch rõ ràng để thực hiện. Cụ thể, hành lang pháp lý phải thông thoáng, phù hợp với thực tế để các thành phần kinh tế bên ngoài cùng bắt tay vào thực hiện. Có như vậy thì dần mới hành thành nên ngành công nghiệp sâm.

Để có được hành lang pháp lý, trước tiên ta phải học hỏi xem ở các nước phát triển sâm lớn (đặc biệt là Hàn Quốc) họ làm như thế nào? Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ra sao? để từ đó chúng ta có thể áp dụng.

PV: Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp tỷ đô”?

Ông Hồ Quang Bửu: Có nhiều bài học nhìn từ câu chuyện phát triển thương hiệu nhân sâm của Hàn Quốc. Hiện họ xây dựng các chương trình, lồng ghép sâm Ngọc Linh vào các ngành công nghiệp khác để quảng bá. Họ không chỉ quảng bá theo cách thông thường, mà ở đó các doanh nghiệp sản xuất nhân sâm Hàn Quốc đã liên kết với các doanh nghiệp du lịch để tổ chức các tour tham quan cơ sở trồng trọt và chế biến nhân sâm. Đồng thời, để thúc đẩy ngành sâm phát triển bền vững, Hàn Quốc còn có đạo luật ngành nhân sâm. Theo thống kê, nền công nghiệp nhân sâm Hàn Quốc đã cán mốc khoảng 100 tỷ đô/năm. Còn với Việt Nam, hiện mới chỉ vài chục triệu đô – rất là nhỏ bé so với sự phát triển sâm của nước bạn.

Trong thời đại thế giới phẳng như thế này, có thể họ đi trước mình quá xa.

Tuy nhiên không vì thế mà chùn bước! Nếu muốn thành công thì phải làm sớm, có đi mới có đến!

PV: Việc quảng bá, xúc tiến đóng vai trò như thế nào trong việc đưa sâm Ngọc Linh đến gần hơn với người tiêu dùng, thưa ông?

Ông Hồ Quang Bửu: Dù bất kỳ sản phẩm gì thì vai trò truyền thông, quảng bá cũng đều cực kỳ quan trọng. Đầu tiên là với sự các cơ chế, chính sách của Nhà nước, Chính phủ vì đây là sản phẩm quốc gia.

Tiếp đến, mọi người chúng ta cùng góp một "viên gạch" để tham gia quảng bá sâm Ngọc Linh. Có như vậy mới dần thu hẹp khoảng cách so với các nước khác, đồng thời góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo tôi nghĩ, nên có ngày người Việt Nam dùng sâm Việt Nam, như thế mọi người sẽ dần biết đến giá trị của loại cây này hơn. Việc truyền thông, quảng bá cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau chứ không phải làm ngày một ngày hai. Có như vậy thì mới có được kết quả mà chúng ta mong muốn.

Trước tình trạng giả sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam hoan nghênh huyện Nam Trà My vì có phiên chợ sâm Ngọc Linh được tổ chức hàng tháng. Tại đây, các sản phẩm được sản xuất từ sâm Ngọc Linh cam kết 100% là thật. Đây là nơi khách hàng có thể tin tưởng chọn mua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh
Phien chợ sâm Ngọc Linh được tổ chức hàng tháng tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Một việc nữa, trong “Dược điển Việt Nam”, sâm Việt Nam được chú thích còn mang tính chung chung, vô tình các sản phẩm khác như: hồng đẳng sâm, sâm nam, tam thất… khi đi kiểm định cũng cho ra kết quả có cùng giá trị. Cần phân tầng rõ ràng sâm Ngọc Linh vì loại cây này hiện có thể sống ở nhiều địa phương, tuy nhiên hàm lượng trong củ sâm ở mỗi vùng sẽ khác nhau.

PV: Ông có thể cho biết, tỉnh Quảng Nam đã có các chủ trương, cơ chế nào để hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh?

Ông Hồ Quang Bửu: Để phát triển sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia và định hướng đến năm 2045 trở thành thương hiệu quốc tế, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với người dân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, khai thác, đồng thời đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh. Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng đề án phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Từ đó, khi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất các sản phẩm từ dược liệu nói chung và đặc biệt là sâm Ngọc Linh sẽ được tỉnh hưởng một số ưu đãi như: hỗ trợ kinh phí khi làm nhà máy, thuế thuê đất… Ngoài ra, các đơn vị sẽ được tỉnh ưu tiên hỗ trợ xúc tiến thương mại ở nhiều địa phương trong nước và nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Thành lập Hiệp hội sản xuất sâm Việt Nam là việc nên làm để làm sao ngành sâm phát triển ngang tầm với các nước trên thế giới. Chúng tôi ủng hộ việc đó, còn cách làm như thế nào thì phải do cách thức hoạt động của hiệp hội làm sao cho phù hợp, nếu làm tốt thì các địa phương, doanh nghiệp sẽ cùng tham gia...
Thực hiện: Xuân Hoài - Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.

Tin cùng chuyên mục

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố các địa điểm tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới 2025 phục vụ người dân và du khách.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các cán bộ không ngừng học hỏi và chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền.
Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Năm 2024, Sở Công Thương Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa, tiêu dùng nội địa của Sơn La tiếp tục tăng cao, qua đó đã tạo sức bật trong sản xuất và phát triển kinh tế của địa phương.
Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Mới đây, Công an Tuyên Quang tổ chức Lễ ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung thăm và tặng quà nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

TP. Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa và công bố Nghị quyết về sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động