Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay

Hiện nhiều hộ trồng sâm và doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam gặp khó khi chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay để tiếp tục đầu tư, phát triển sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My Longform | Quảng Nam: Tiếp thêm động lực đưa Sâm Ngọc Linh vươn ra thế giới

Không có tài sản thế chấp

Chị Ngô Thị Minh Thuỳ - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nảng Thuỳ (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, doanh nghiệp của chị đã hoạt động trồng sâm Ngọc Linh được 7 năm với quy mô khoảng 7 hecta tại huyện Nam Trà My. Việc phát triển sâm Ngọc Linh trong thời gian qua đã tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho chị và các hộ dân trên địa bàn huyện Nam Trà My nói chung. Tuy nhiên, hiện đơn vị lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để tiếp tục phát triển sâm Ngọc Linh.

“Việc đầu tư vào sâm Ngọc Linh thì nguồn vốn ban đầu rất là cao. Nhưng hiện tại doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn vay được, nếu muốn vay thì rất khó bởi vì không có tài sản để thế chấp. Vườn sâm không thế chấp được vì không có sổ đỏ”, chị Thùy chia sẻ.

Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay
Chị Thùy (áo hồng) cho biết hiện doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn vay vì không có tài sản để thế chấp

Tương tự, nhiều hộ trồng sâm trên địa bàn và các doanh nghiệp cũng rơi vào tình trạng trên khi không thể tiếp cận nguồn vốn vay để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển sâm Ngọc Linh.

Chị Nguyễn Thị Kiều Tiên - Chủ cơ sở Tiên Sâm (Trồng và buôn bán sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu quý tại hiện Nam Trà My) cho hay, hiện chị trồng được vài hecta sâm Ngọc Linh và đang muốn đầu tư mở rộng tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn vay không được. “Rất mong được sự hỗ trợ của Nhà nước. Nếu được tiếp cận các nguồn vốn vay thì tôi có thể mở rộng, đầu tư trồng nhiều sâm Ngọc Linh hơn, từ đó mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội”, chị Tiên nói.

Vướng nhiều tiêu chí vay theo Nghị định số 28

Trước đó, đã có một số doanh nghiệp bắt nhịp được xu hướng, sớm đầu tư sản xuất trên quy mô lớn, xây dựng phát triển vườn sâm gốc, xây dựng nhà máy nhân giống cấy mô, chế biến sản phẩm từ sâm, hướng tới phát triển theo quy mô công nghiệp. Nhưng với các yêu cầu của Nghị định 28 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 thì các đơn vị khó lòng tiếp cận.

Ông Nguyễn Đức Lực - Chủ tịch Hội đồng quản trị Sâm Sâm Group cho biết, “Trung tâm công nghệ cao về giống phải đặt trên địa bàn đặc biệt khó khăn thì mới được hỗ trợ cơ chế chính sách đó. Công ty Sâm Sâm thì đang đầu tư tại thành phố Tam Kỳ, nếu giờ dịch chuyển lên trên vùng cao thì không được vì trên đó sẽ gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, giao thông. Còn về nhân công, hiện cũng phải yêu cầu bắt buộc tối thiểu 50% là người đồng bào dân tộc thiểu số, như vậy rất là khó”.

Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay
Nghiên cứu nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh của Sâm Sâm Group

Theo ông Trần Văn Mẫn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, theo quy định, vùng trồng sâm muốn vay vốn phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên hiện nay đối với chuyện thuê môi trường rừng trồng tâm thì chỉ là đất rừng, do nhà nước quản lý cho nên không thể là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ trồng sâm và doanh nghiệp, vì vậy rất là khó khăn.

“Chính vì thế các đối tượng này không tiếp cận được nguồn vốn theo Nghị định số 28, bởi vì quy định phải yêu cầu có giấy chứng nhận quyền dụng đất để thế chấp”, ông Mẫn thông tin.

Bà Lê Thị Kim Anh – Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam cho biết, đối tượng vay vốn theo Nghị định 28 phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số, tham gia vào dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý, Dự án trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam hiện đã triển khai cho vay hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ cải tạo sửa chữa nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất cho nhiều khách hàng với số tiền hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên với hỗ trợ trồng dược liệu thì vẫn đang trong quá trình triển khai.

Đề xuất hướng tháo gỡ

Trước những vướng mắc mà các hộ trồng sâm, doanh nghiệp gặp phải, lãnh đạo các địa phương, tỉnh Quảng Nam đã đề xuất các giải pháp để giúp các hộ trồng sâm, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận gói vay ưu đãi để tiếp tục phát triển sâm Ngọc Linh.

Ông Trần Văn Mẫn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết thêm, vừa qua ông cũng đã đề xuất, các đơn vị thuê môi trường rừng trồng sâm có cam kết và hợp đồng có thể sử dụng hợp đồng đó thế chấp vay vốn. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cũng nên tháo gỡ về quy trình, thủ tục vay vốn, như vậy thì sẽ thuận lợi hơn cho việc các doanh nghiệp và hộ trồng sâm đầu tư và phát triển. “Nếu như tháo gỡ được thì việc đầu tư trồng sâm của các hộ và doanh nghiệp sẽ phát triển rất mạnh và mang lại hiệu quả cao. Nguồn vốn vay cho trồng sâm Ngọc Linh thì rủi ro rất là ít và việc thu hồi vốn chắc chắn được đảm bảo”, ông Mẫn nói.

Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay
Lãnh đạo huyện Nam Trà My đề xuất có thể sử dụng hợp đồng thuê môi trường rừng để thế chấp vay vốn

Về vấn đề này, ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, với người dân và doanh nghiệp trồng sâm, tài sản của họ tính trên vườn sâm là rất lớn, tuy nhiên họ không thể thế chấp để vay vốn, tiếp tục đầu tư phát triển được. “Hiện chúng ta chưa giao được sổ đỏ cho các hộ dân trồng sâm. Nếu có sổ đỏ thì họ mới có khả năng đem thế chấp tài sản để vay vốn được. Nhưng hiện cấp sổ đỏ về rừng tự nhiên thì hơi khó, cho nên chúng ta cần có cơ chế nào đó để đánh giá về sản phẩm và xem nó như là tài sản thế chấp, từ đó thuận lợi cho người dân trong việc vay vốn”, ông Bửu đề xuất và cho biết thêm, hiện quy định cho trồng sâm dưới tán rừng vẫn còn ngặt nghèo, luật chưa cho phép tác động vào rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, mà muôn đời nay, cây sâm chỉ sống được ở môi trường này.

“Tỉnh Quảng Nam mong muốn trung ương cũng sớm tháo gỡ nút thắt này, hoặc có thể làm thí điểm trồng sâm dưới tán rừng đặc dụng để từ đó thấy được hiệu quả và tạo điều kiện cho việc trồng sâm phát triển hơn trong thời gian tới”, ông Bửu kiến nghị.

Quảng Nam: Gỡ khó cho doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh tiếp cận nguồn vốn vay
Sâm Ngọc Linh đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Để hiện thực hóa được mục tiêu đến năm 2030 phát triển cây sâm Ngọc Linh thành ngành công nghiệp sản xuất sâm đạt thương hiệu sản phẩm quốc gia; đưa ngành sản xuất và chế biến sâm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi cao phát triển kinh tế bằng cây Sâm Việt Nam, ngoài việc vận dụng những cơ chế đặc biệt để thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển công nghiệp dược liệu thì có lẽ, quan trọng nhất vẫn là cơ chế ưu đãi về vốn vay từ các chính sách của Trung ương lẫn địa phương, như Nghị định 28.

Mở được cơ chế về vốn, dòng tiền phải chảy vào doanh nghiệp mới tạo được sức bật để đưa ngành công nghiệp sâm nói riêng và dược liệu nói chung phát triển.

Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Hồ chứa thủy điện tiếp tục tăng lưu lượng điều tiết

Thừa Thiên Huế: Hồ chứa thủy điện tiếp tục tăng lưu lượng điều tiết

Nhằm đảm bảo cho công trình và vùng hạ du, các hồ chứa thủy điện tại Thừa Thiên Huế tiếp tục điều chỉnh lưu lượng vận hành điều tiết nước qua tràn và tuabin.
11 tháng, Khánh Hòa thu hơn 30.217 tỷ đồng từ du lịch

11 tháng, Khánh Hòa thu hơn 30.217 tỷ đồng từ du lịch

Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng lượt khách lưu trú tại Khánh Hòa ước đạt 6,55 triệu lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt hơn 30.217 tỷ đồng.
Thừa Thiên Huế: Hơn 335 lô hàng tại chợ Khe Tre bị cháy trong đêm

Thừa Thiên Huế: Hơn 335 lô hàng tại chợ Khe Tre bị cháy trong đêm

Toàn bộ tài sản, hàng hoá tại chợ Khe Tre, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngọn lửa thiêu rụi trong đêm sau vụ cháy lớn.
Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, 2 tuyến đường thí điểm dành cho xe đạp dọc sông Tô Lịch và quanh công viên Hòa Bình sẽ cần khoảng 10 tỷ đồng.
Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Để tìm kiếm thị trường bền vững cho nông sản, tỉnh Điện Biên đã tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Thời gian qua, diện tích trồng dâu nuôi tằm của Lâm Đồng nói riêng, trong cả nước nói chung ngày càng tăng, là tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam.
Đà Nẵng tính chuyện làm kinh tế đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi

Đà Nẵng tính chuyện làm kinh tế đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi

Từ quý I/2024 – 2028, Đà Nẵng thí điểm tổ chức dịch vụ phục vụ du lịch về đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi, tạo điểm đến mới cho du khách, thúc đẩy kinh tế đêm.
Thanh Hóa: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông

Thanh Hóa: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông

UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông và các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá

Bắc Kạn: Xây dựng hệ sinh thái du lịch kích cầu tiêu thụ hàng hoá

Với tiềm năng sẵn có, Bắc Kạn có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, từ đó kích cầu giao thương, tiêu thụ hàng hoá.
Thừa Thiên Huế: 27 sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên

Thừa Thiên Huế: 27 sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên

Tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt danh sách 27 sản phẩm, bộ sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu miền Trung - Tây Nguyên.
Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Năm 2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Dương đạt 1 tỷ 136 triệu USD, cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ.
Bắc Ninh: Tháp Thần Nông được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam

Bắc Ninh: Tháp Thần Nông được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam

Tháp Thần Nông (Bắc Ninh) hình hạt lúa ghép từ 1.012 chiếc cối đá vừa được VietKings trao tặng Kỷ lục Việt Nam.
Hà Nội kết nối phát triển sản phẩm du lịch Golf

Hà Nội kết nối phát triển sản phẩm du lịch Golf

Chiều 1/12, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị “Định hướng và liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương”.
Khánh Hòa gia hạn tiến độ thực hiện nút giao thông nghìn tỷ ở Nha Trang

Khánh Hòa gia hạn tiến độ thực hiện nút giao thông nghìn tỷ ở Nha Trang

Chính quyền tỉnh Khánh Hòa thống nhất chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện dự án nút giao Ngọc Hội (TP. Nha Trang) đến ngày 30/11/2024.
Thanh Hoá: Quyết liệt xử lý xe ô tô vi phạm tải trọng, kích thước thùng

Thanh Hoá: Quyết liệt xử lý xe ô tô vi phạm tải trọng, kích thước thùng

Lực lượng Cảnh sát giao thông Thanh Hoá đã xử lý gần 9.000 trường hợp vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng, vi phạm kích thước, cải tạo thành thùng...
Công an tỉnh Thái Bình liên tục xếp top đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành năm 2023

Công an tỉnh Thái Bình liên tục xếp top đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành năm 2023

Theo kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thành phố tỉnh Thái Bình năm 2023, Công an tỉnh đạt 96,11%, xếp hạng Xuất sắc.
Thiếu hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đang “cản bước” thu hút vốn FDI vào miền Trung

Thiếu hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đang “cản bước” thu hút vốn FDI vào miền Trung

Khu vực miền Trung có nhiều ưu thế thu hút vốn FDI nhưng cũng còn nhiều “điểm yếu” cần khắc phục, nổi bật là còn đang thiếu hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ.
Việt Nam và Trung Quốc ký 21 thỏa thuận kinh tế về thúc đẩy xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản

Việt Nam và Trung Quốc ký 21 thỏa thuận kinh tế về thúc đẩy xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản

Tại Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam – Trung Quốc (Móng Cái– Đông Hưng) năm 2023 có 21 thỏa thuận, hợp đồng được ký kết.
Quảng Ninh: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Đông Hưng

Quảng Ninh: Tổ chức Diễn đàn thúc đẩy du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái – Đông Hưng

Diễn đàn là một trong những sự kiện chính, quan trọng trong Hội chợ thương mại – du lịch quốc tế Việt – Trung 2023 lần thứ 15 được tổ chức tại Quảng Ninh.
Thái Bình: Hôm nay khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Thái Bình: Hôm nay khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Tối ngày 1/12, UBND tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc "Thai Binh Homecoming Day".
Độc đáo màn giao lưu hát đối Việt Nam - Trung Quốc trên sông biên giới Bắc Luân

Độc đáo màn giao lưu hát đối Việt Nam - Trung Quốc trên sông biên giới Bắc Luân

Giao lưu hát đối trên sông biên giới, giữa thanh niên TP. Móng Cái và TP. Đông Hưng là một hoạt động đặc sắc, riêng có nơi biên giới Việt - Trung.
Quảng Nam xử phạt 131 vụ vi phạm khai thác IUU trong năm 2023

Quảng Nam xử phạt 131 vụ vi phạm khai thác IUU trong năm 2023

Năm 2023, tỉnh Quảng Nam xử phạt hành chính 131 vụ vi phạm khai thác IUU với tổng số tiền xử phạt gần 1,9 tỷ đồng.
Nâng tầm thương hiệu sản phẩm cá chình bông Phú Yên từ chỉ dẫn địa lý

Nâng tầm thương hiệu sản phẩm cá chình bông Phú Yên từ chỉ dẫn địa lý

Sớm xây dựng chỉ dẫn địa lý sẽ giúp sản phẩm cá chình bông của tỉnh Phú Yên được quản lý chất lượng tốt hơn, từ đó nâng cao giá trị, phát huy danh tiếng.
Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nhận giải Sáng tạo kỹ thuật

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nhận giải Sáng tạo kỹ thuật

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ XIII, năm 2023.
Cao Bằng: Quy hoạch cảng cạn quy mô đến 50.000 Teu/năm

Cao Bằng: Quy hoạch cảng cạn quy mô đến 50.000 Teu/năm

Theo quy hoạch tỉnh Cao Bằng sẽ phát triển một cảng cạn tại huyện Trùng Khánh, phục vụ cho phát triển kinh tế, hàng hóa xuất nhập khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động