Thủ phủ khoáng sản Lâm Đồng xin quyền tự chủ 50% nguồn thu

Ngoài phát triển nông nghiệp công nghệ cao, việc sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận mở ra triển vọng hình thành “thủ phủ khoáng sản” mới của khu vực.
Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận, tỉnh Lâm Đồng (mới) có diện tích tự nhiên hơn 24.000 km2 (lớn nhất cả nước) và quy mô dân số hơn 3,8 triệu người (đứng thứ 10 cả nước). Bên cạnh tiềm năng dồi dào về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, việc sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận đang mở ra triển vọng hình thành một “thủ phủ khoáng sản” mới. Với trữ lượng khoáng sản phong phú, đa dạng từ bauxite, titan đến đất hiếm, vùng đất mới này hứa hẹn trở thành điểm tựa phát triển kinh tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ.

Dồi dào tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Việc sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận hứa hẹn phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp công nghệ cao khi tận dụng được tối đa lợi thế khí hậu và thổ nhưỡng của từng địa phương.

Sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận
Tỉnh Lâm Đồng đang phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Lâm Đồng từ lâu đã được biết đến như “thủ phủ” nông nghiệp công nghệ cao của Tây Nguyên, với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ và mô hình canh tác hiện đại. Nơi đây không chỉ phát triển mạnh các loại cây trồng như rau, hoa, cà phê mà còn chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tự động hóa và chuyển đổi số.

Theo định hướng đến năm 2050, Lâm Đồng sẽ trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Những mô hình nông nghiệp thông minh tại Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà,… đã minh chứng cho sự chuyển dịch mạnh mẽ trong canh tác, từ sản xuất truyền thống sang nông nghiệp sạch, hữu cơ và bền vững.

Sự sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận hứa hẹn mở ra cánh cửa để Lâm Đồng mở rộng vùng sản xuất, phát triển thêm những vùng chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn, kết nối chuỗi cung ứng bền vững. Điều này sẽ giúp tỉnh Lâm Đồng (mới) không chỉ là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của Tây Nguyên mà còn vươn tầm cả nước, thậm chí xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Không chỉ Lâm Đồng, Đắk Nông cũng đang nổi lên như một điểm sáng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông, địa phương này có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 58% diện tích tự nhiên, với những sản phẩm chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su và điều.

Đắk Nông đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn và giảm phát thải khí nhà kính. Tỉnh này đang chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao chú trọng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, nhà màng, nhà lưới vào canh tác

Ông Nguyễn Đông Hải, Giám đốc Công ty TNHH Việt Farm cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang có 40ha đất trồng các loại rau, củ, quả tại tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, là tỉnh có điều kiện còn khó khăn nên cơ sở hạ tầng, nhân lực, logistics về nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế. Vì vậy, sau khi sáp nhập Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông, chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương có những quyết sách để phát triển nông nghiệp ở những địa phương vệ tinh ngoài Đà Lạt”.

Trong khi đó, Bình Thuận nổi bật với địa hình đa dạng, tạo điều kiện lý tưởng cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Không chỉ là “thủ phủ” thanh long của Việt Nam với diện tích hơn 30.000 ha, Bình Thuận còn sở hữu nhiều vùng chuyên canh sản xuất lúa, ngô, đậu phộng và cây ăn trái khác.

Trong những năm gần đây, Bình Thuận đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, nhà màng, nhà lưới vào canh tác. Đặc biệt, mô hình trồng thanh long theo hướng hữu cơ, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đã mang lại giá trị kinh tế vượt trội.

Việc sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận không chỉ mang đến cơ hội mở rộng diện tích canh tác mà còn giúp tối ưu hóa tài nguyên, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Sau khi hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng (mới) sẽ hình thành một vùng kinh tế nông nghiệp rộng lớn, tạo điều kiện phát triển những vùng chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào từng khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Xin quyền tự chủ 50% nguồn thu từ khoáng sản

Lâm Đồng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, bao gồm: Bauxite, đá granite, than bùn, trong đó, nổi bật nhất là quặng bauxite với trữ lượng trên một tỷ tấn. Tỉnh hiện có 381 điểm quặng và các mỏ vàng, 7 điểm saphi, 38 điểm mỏ nước khoáng tại các huyện Lạc Dương, Đức Trọng và Đạ Huoai. Mặt khác, Lâm Đồng nằm trong hệ thống sông Đồng Nai nên có nguồn tài nguyên nước phong phú và tiềm năng thủy điện rất lớn...

Sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận
Nhà máy sản xuất alumin ở Lâm Đồng

Toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp là Lộc Sơn và Phú Hội cùng 6 cụm công nghiệp. Tại 2 khu công nghiệp đã thu hút 81 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.616 tỷ đồng và 102,91 triệu USD, diện tích sử dụng đất trên 168 ha; tỷ lệ lấp đầy tại Khu công nghiệp Lộc Sơn 80%, Phú Hội 100%, các cụm công nghiệp 52%.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số dự án mới, sản phẩm mới như: Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng công suất 100 triệu lít/năm, đóng góp ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng/năm; nhà máy sợi len lông cừu khoảng 1.000 tỷ đồng, công suất 4.000 tấn/năm, xuất khẩu 50% sản lượng; Tổ hợp bô xít nhôm hoạt động vượt công suất thiết kế; Nhà máy sản xuất dược phẩm Nanogen tiêu chuẩn châu Âu, công suất thiết kế 332 triệu sản phẩm/năm.

Tổng số dự án đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh là 977 dự án (trong đó, đầu tư trong nước 871 dự án, đầu tư nước ngoài 106 dự án) với số vốn đăng ký đầu tư trên 129 nghìn tỷ đồng, diện tích trên 69.700 ha.

Trong khi đó, Bình Thuận có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng về chủng loại và nguồn gốc. Khoáng sản chủ yếu gồm có: Titan sa khoáng, thiếc, vàng, bauxite, cát thủy tỉnh, than bùn, bentonit, soda, nước khoáng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Trong đó, trữ lượng và tài nguyên titan được đánh giá lớn nhất cả nước với khoảng 599 triệu tấn (chiếm khoảng 92% lượng titan sa khoáng ở Việt Nam).

Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác.

Về công nghiệp, đến nay, tỉnh Bình Thuận có 9 khu công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích 3.003,43 ha, trong đó có 6 khu công nghiệp đã và đang hoàn chỉnh hạ tầng; 3 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương, đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng.

Còn tỉnh Đắk Nông sở hữu khoảng 1,784 tỷ tấn bô xít, chiếm khoảng 57% tổng trữ lượng bô xít Việt Nam, lớn nhất Việt Nam với diện tích quy hoạch khai thác bô xít tại tỉnh Đắk Nông đến năm 2030 là hơn 179.597 ha, chiếm gần 27% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Ngoài ra, Đắk Nông có tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái các khu rừng tự nhiên, rừng đặc dụng và các loài động, thực vật quý hiếm. Tỉnh cũng đã thực hiện các dự án trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng các mô hình nông nghiệp, công nghiệp và du lịch phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận
Lâm Đồng kiến nghị cho phép tỉnh giữ lại tối thiểu 50% nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm, xây dựng cơ chế đặc thù, cho phép tỉnh giữ lại tối thiểu 50% nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản sẽ giúp địa phương phát triển mạnh mẽ, vươn lên thành tỉnh phát triển, đóng góp hiệu quả cho ngân sách nhà nước.

Đồng thời, tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính cùng các bộ, ban, ngành Trung ương quan tâm, xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng trong phê duyệt các dự án, kêu gọi đầu tư hoặc có cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách.

Nói về việc sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Sau khi sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng (mới) sẽ thành tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, sẽ có biển, có rừng, biên giới, hải đảo. Dự kiến Lâm Đồng có sản lượng cà phê, sầu riêng, tơ tằm, cá nước lạnh hàng đầu của nước. Đây là những tiềm năng lợi thế vô cùng lớn để đưa Lâm Đồng thành tỉnh phát triển hàng đầu cả nước. Tỉnh Lâm Đồng đã chủ động làm việc với UBND tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận để cố gắng tận dụng các tiềm năng từ núi xuống biển, cố gắng kêu gọi đầu tư, xây dựng các nhà máy nhôm, khai thác bauxite và vận chuyển ra các cảng, phát triển du lịch...

Tỉnh Lâm Đồng cũng kiến nghị Chính phủ quan tâm bố trí nguồn lực để cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông đường bộ huyết mạch hiện hữu như quốc lộ 20, 27, 28, 28B, 55... tạo điều kiện giao thông thuận lợi nội tỉnh và giao thương ngoại tỉnh.

Hỗ trợ địa phương trong thẩm định, phê duyệt, thu hút đầu tư các tuyến cao tốc theo trục Bắc - Nam (cao tốc Dầu Giây - Liên Khương), Đông - Tây (cao tốc Nha Trang - Đà Lạt; Bình Thuận - Đắk Nông...) nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế địa - kinh tế, lợi thế kết nối vùng của tỉnh Lâm Đồng mới.

Bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ địa phương xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước hiệu quả.

Lê Sơn - Duy Tín
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Nguyên: Kết nối doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư tại Lào

Thái Nguyên: Kết nối doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư tại Lào

Với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên khẳng định sẵn sàng kết nối để các doanh nghiệp đến đầu tư tại Lào.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà

Quảng Nam: Công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà

Tỉnh Quảng Nam công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà và mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai - Ấn Độ.
Đắk Lắk có tân Phó Giám đốc Sở Công Thương

Đắk Lắk có tân Phó Giám đốc Sở Công Thương

Ông Mai Mạnh Toàn, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Công Thương, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
PC Thanh Hóa: Mỗi học sinh là một hạt giống tuyên truyền về công tác an toàn điện

PC Thanh Hóa: Mỗi học sinh là một hạt giống tuyên truyền về công tác an toàn điện

PC Thanh Hóa vừa tổ chức chương trình “Tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, an toàn phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện trong dân”.
Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Tỉnh Phú Thọ đã có phương án bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau khi sáp nhập.
Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Trong năm 2025, tỉnh Đắk Lắk dự kiến có 1.086 người nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, Nghị định 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Việc sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận mở ra 'cơ hội vàng' để bứt phá kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, đưa khu vực này vươn lên mạnh mẽ hơn.
Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa có quyết định chuẩn y ông Thái Bảo - Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Sáng 15/5, tại Quận 1 (TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 114 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Theo quy định mới nhất của Tỉnh ủy Thanh Hóa về bố trí nhân sự cấp ủy ở xã, phường mới, bí thư cấp ủy phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu chính quyền địa phương ở cả hai cấp, đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập.
Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Chiều 13/5, tỉnh Điện Biên triển khai hội nghị với nhiều giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa bão, nhấn mạnh “bốn tại chỗ” và nâng cao cảnh báo.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 14/5 đến 16/5/2025, thông tin mới nhất từ Công ty Điện lực Tiền Giang
5 tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã, phường mới tại Thanh Hóa

5 tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã, phường mới tại Thanh Hóa

Để bố trí nhân sự cấp ủy ở các xã, phường thành lập mới khi sắp xếp bộ máy, Thanh Hóa đã đưa ra định hướng lựa chọn dựa trên 5 tiêu chuẩn khác nhau.
Bắc Ninh: Thu hút đầu tư 7 dự án FDI quy mô lớn

Bắc Ninh: Thu hút đầu tư 7 dự án FDI quy mô lớn

Bằng việc cấp phép cho 7 dự án với tổng vốn hơn 856 triệu USD, Bắc Ninh thể hiện quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Với quyết tâm chính trị cùng sự huy động của mọi nguồn lực, đến nay Thái Nguyên đã hoàn thành 100% mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.
Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Sáng 11/5, tại TP. Hải Phòng chính thức diễn ra chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955) - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025.
Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Tối 10/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon Hải Phòng năm 2025, thu hút đông đảo nhân dân và du khách.
Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 11/5 đến 13/5/2025, theo thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Điện Biên chủ động bảo đảm điện mùa nắng nóng 2025 với nhiều giải pháp: Đầu tư hạ tầng, tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải, phát triển điện mặt trời.
Mobile VerionPhiên bản di động