Thứ hai 23/12/2024 15:57

Phát triển sâm Lai Châu để thay đổi cuộc sống bà con vùng cao

Tối 11/11, UBND tỉnh Lai Châu khai mạc Hội chợ sâm Lai Châu năm 2022 với chủ đề 'Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa'.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc. Cùng dự còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, khách mời quốc tế, nhà khoa học, nhà đầu tư…

Khai mạc Hội chợ sâm Lai Châu

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu - nhấn mạnh: Lai Châu - mảnh đất ven trời Tây Bắc với 20 dân tộc anh em sinh sống ẩn mình trong đại ngàn núi rừng, bên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, được thiên nhiên ban tặng những món quà vô giá như: khí hậu trong lành, mát mẻ; cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ; dồi dào nguồn tài nguyên dược liệu có giá trị và quý hiếm, đặc biệt là Sâm Lai Châu.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sâm Lai Châu - loài cây đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới, loài đặc hữu của tỉnh Lai Châu. Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Sâm Lai Châu phân bố ở độ cao 1.400 - 2.200m so với mặt nước biển; có hàm lượng saponin tổng hợp rất cao, lên tới 21,34%.

Đặc biệt, sâm Lai Châu có Majonosid- R2(MR2) là hoạt chất có khả năng kháng vi rút gây ung thư, chiếm hàm lượng cao tới 7,78%; hợp chất silphioside E là hợp chất lần đầu tiên công bố phân lập từ các loài thuộc chi Panax. Đây là hợp chất có tác dụng chống đông máu. Sâm Lai Châu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045, trong đó sâm Lai Châu là một trong 3 loài được chọn. Hội chợ sâm Lai Châu lần này nhằm hiện thực hóa việc phát triển vùng nguyên liệu sâm khoảng 3.000ha gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ sâm Lai Châu.

Thời gian tới, rất cần sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ, hỗ trợ của các cơ quan, bộ, ngành Trung ương; sự giúp đỡ của nhà khoa học và quyết tâm của người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp để hình thành liên kết, từ đó người dân liên kết phát triển vùng nguyên liệu gắn với bảo vệ rừng.

Tiếp tục mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các nước có ngành công nghiệp nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sâm phát triển. Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ, quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản và chế biến, đặc biệt là chế biến sâu các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe từ cây sâm Lai Châu. Xây dựng hệ thống chỉ dẫn; thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu đến người tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh, hướng tới xuất khẩu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ khai mạc

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - khẳng định, Lai Châu có vai trò vị trí chiến lược quan trọng trong quốc phòng an ninh, vị trí xung yếu phòng hộ đầu nguồn sông Đà; có khí hậu ôn hòa, độ che phủ rừng đã tạo nên thảm thực vật có thể trồng nhiều cây dược liệu có dược tính cao trong đó có cây sâm. Đây là cơ hội quý cho Lai Châu phát triển.

Những năm gần đây, tỉnh Lai Châu đã kịp thời chỉ đạo, nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen quý, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sâm và các loại cây dược liệu, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và môi trường sinh thái. Với kết quả đó, đồng chí Chủ tịch nước tin tưởng Lai Châu hoàn toàn có thể hình thành vùng sản xuất, chế biến và khả thi với mức tăng trưởng cao. Mong muốn sâm Lai Châu không chỉ xứng danh tên gọi “quốc bảo” của Việt Nam mà còn là “quốc kế dân sinh” mang lại thu nhập cao cho toàn thể Nhân dân.

Để đạt được mục tiêu này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần sự hỗ trợ tổng thể, mạnh mẽ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ liên quan quan tâm hơn nữa về cơ chế chính sách, tuyên truyền, phổ biến ưu điểm vượt trội, nâng tầm giá trị cây sâm Việt Nam nói chung, sâm Lai Châu nói riêng trong bảo vệ sức khỏe con người. Chú trọng phát triển bền vững, bài bản, lưu ý chất lượng sản phẩm, chỉ dẫn địa lý thông qua công tác chế biến; quyết liệt chống hàng giả…

Đối với sâm thì đất và rừng là yếu tố không thể thay thế, vì vậy tỉnh Lai Châu tiếp tục thực hiện việc bảo tồn, phát triển sâm Lai Châu gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng, giữ gìn môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế du lịch.

Tỉnh cũng cần triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững; tạo thuận lợi để người dân trồng, phát triển cây dược liệu, trong đó có cây sâm Lai Châu để “sống với rừng, thoát nghèo từ rừng và tiến tới làm giàu từ rừng”, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Để thúc đẩy mở rộng vùng trồng và vận động người dân tích cực tham gia trồng sâm Lai Châu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng cây giống sâm Lai Châu cho các hộ gia đình tích cực trồng sâm của Lai Châu.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Nhân sâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số