Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc
Kinh tế - Hội nhập Chủ nhật, 26/06/2022 - 06:32
Điện Biên: Nhiều chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ Điện Biên: Thúc đẩy công nghiệp nông thôn |
Theo đó, Tỉnh Điện Biên sẽ nhận chuyển giao công nghệ về kỹ thuật trồng, phát triển và chế biến cây sâm từ Hiệp hội Nghệ nhân Nhân sâm Hàn Quốc.
Tại Điện Biên, theo khảo sát của tỉnh trước đó, cho thấy một số địa điểm có tiềm năng trồng và phát triển cây sâm có khả năng thành công rất lớn.
Sự kiện này nhằm cụ thể hóa các biên bản hợp tác giữa tỉnh Điện Biên và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, đã diễn ra trước đó tại Hội nghị đầu tư và phát triển giữa các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam vào ngày 21/3/2022.
![]() |
QLễ ký kết Biên bản ghi nhớ về chuyển giao công nghệ Hàn Quốc, kỹ thuật trồng, phát triển và chế biến cây sâm tại tỉnh Điện Biên. |
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cho biết, sau khi hội nghị ngày 21/3/2022 kết thúc, tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, khảo sát, đánh giá các khu vực có tiềm năng, thích hợp với trồng và phát triển cây sâm trên địa bàn tỉnh; tổ chức đi thăm quan, học tập mô hình trồng sâm ở một số tỉnh như: Sâm Ngọc Linh ở tỉnh KonTum, Quảng Nam.
Qua khảo sát, đánh giá sơ bộ, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 14.000 ha ở độ cao trên 1.500m có tiềm năng, thích hợp trồng và phát triển cây sâm để đưa vào quy hoạch. Trong đó, một số khu vực rừng tự nhiên núi cao thuộc huyện Mường Nhé (giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) đã phát hiện loài sâm Lai Châu mọc tự nhiên nhiều năm tuổi. Trên địa bàn huyện Tuần Giáo đã có một số hộ gia đình, cá nhân trồng khoảng hơn 60 nghìn cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu từ 1 đến 4 năm tuổi.
![]() |
Các thành viên Hiệp hội Nghệ nhân Nhân sâm Hàn Quốc khảo sát một số địa điểm có tiềm năng trồng. |
“Hiện cây Sâm được trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt, qua đó khẳng định sự thích nghi, thích hợp để trồng và phát triển cây sâm trên địa bàn tỉnh Điện Biên và mô hình này đã được Chính phủ đưa vào hạng mục "Đầu tư vùng trồng dược liệu quý" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.”, ông Đô chia sẻ.
Tỉnh Điện Biên kỳ vọng, thông qua việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao trồng, phát triển, chế biến cây sâm sẽ thực sự giúp nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc ở tỉnh Điện Biên và giúp kinh tế địa phương ngày càng phát triển lên một tầm cao mới.
Chủ tịch Hiệp hội Nghệ nhân Nhân sâm Hàn Quốc Park Beom Jin cho biết: Với những kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trong việc trồng, chế biến các sản nhân sâm, chúng tôi sẽ chuyển giao công nghệ Hàn Quốc về kỹ thuật trồng, phát triển, chế biến cây sâm tại tỉnh Điện Biên, sớm đưa Điện Biên trở thành thủ phủ về nhân sâm của Việt Nam, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cũng như đời sống cho người dân nơi đây” .
Tin mới nhất

Nữ sĩ quan công an nhân dân tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Lai Châu: Tập huấn miễn phí kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Longform | Phụ nữ Tày miền Bắc Hà- Lào Cai: Giữ nghề xưa, phát triển kinh tế từ vành nón lá cọ
Tin cùng chuyên mục

"Phiên chợ 0 đồng" đầy ý nghĩa tại huyện miền núi Nam Trà My

Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Khởi công xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho nông sản Ðiện Biên

Điện Biên: Doanh nghiệp thuận lợi đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử

Huyện Hoàng Su Phì: Nỗ lực bảo tồn cây chè Shan tuyết

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Vĩnh Long phát triển du lịch làng nghề gắn với đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao quyền năng kinh tế giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có được tiếng nói

Điện Biên: Thu hút nguồn “tín dụng xanh” đầu tư cho năng lượng sạch

Kon Tum: Người dân có cuộc sống khấm khá hơn nhờ phát triển du lịch cộng đồng

“Công nghiệp không khói” làm thay đổi cuộc sống đồng bào dân tộc Thái ở bản Bút xứ Thanh

Về bản Hang hít thở không khí trong lành, thưởng thức điệu Khặp của cô gái Thái

Thấy gì sau 1 năm tỉnh Lạng Sơn triển khai Nền tảng cửa khẩu số?

Điện Biên: Phấn đấu giá trị xuất nhập khẩu đạt 120 triệu USD năm 2023

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Đà Nẵng: Người Cơ Tu cuối cùng giữ vị cay nồng của nếp

Cải thiện môi trường sống cho đồng bào dân tộc thiểu số Thái Nguyên, Kiên Giang

Ara Tay Coffee của dân tộc Thái khẳng định thương hiệu
