Thứ sáu 22/11/2024 02:35

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi: Cần lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng 1 địa bàn, việc lồng ghép nguồn vốn là nội dung ưu tiên trọng tâm trong chỉ đạo và tổ chức.

Cần phải xác định rõ việc lồng ghép nguồn vốn

Để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; Chính phủ đã ban hành quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Như vậy, các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã có Ban Chỉ đạo chung, có cơ chế chung về quản lý và tổ chức thực hiện.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi: Cần lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc giang được vay vốn tạo việc làm

Để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng 1 địa bàn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương cần phải xác định rõ việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là nội dung ưu tiên trọng tâm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình; ban hành Nghị quyết về nội dung này.

Về nguyên tắc, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc lồng ghép nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung có cùng mục tiêu và trên cùng một địa bàn cấp xã, cấp huyện. Đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Giảm thiểu chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung. Tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn. Tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn các huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lồng ghép; thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép….

Về nội dung lồng ghép, đối với nội dung hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh (theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2022) có hai nguồn vốn gồm nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đối với nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, thiết yếu trên địa bàn huyện nghèo phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo phục vụ dân sinh, sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Đối với nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư các nội dung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí nông thôn mới như: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn xã, hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện; Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, tin cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan; Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, chợ an toàn thực phẩm cấp xã; các chợ trung tâm, chợ đầu mối, trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện;…

Đối với nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025 theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ như sau: Việc sử dụng nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tập trung ưu tiên lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân; Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sẽ hỗ trợ đầu tư các nội dung phát triển cơ sở hạ tầng khác đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài ra, cần lồng ghép nguồn vốn triển khai các dự án giảm nghèo nhằm tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo theo các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư) phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương.

Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn

Về thẩm quyền ban hành cơ chế lồng ghép, Bộ Lao Động Thương binh và xã hội cho rằng, UBND cấp tỉnh xây dựng, trình HĐND cùng cấp ban hành cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trình tự xây dựng kế hoạch lồng ghép và phân bổ các nguồn vốn thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Để thực hiện hiệu quả việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị, các địa phương cần khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền; hoàn thành ngay việc giao vốn và tổ chức thực hiện các Chương trình.

Bên cạnh đó, đề nghị UBND cấp tỉnh xây dựng cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, trình HĐND cùng cấp xem xét, ban hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời, đề nghị các địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực, lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tập trung hỗ trợ đầu tư cho 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh (theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025) đăng ký thoát nghèo đến năm 2025, xây dựng các tiêu chí nông thôn mới.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống