Thứ hai 25/11/2024 10:18

Phát triển công nghiệp hỗ trợ hướng tới xây dựng nền công nghiệp tự chủ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần tăng tính tự chủ giảm phụ thuộc nhập khẩu để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa chưa cao

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam cần thích ứng với bối cảnh trong nước và quốc tế đang thay đổi nhanh chóng. Bối cảnh mới cũng đặt Việt Nam đứng trước sự lựa chọn chiến lược hoặc đi tiên phong phát triển một số ngành công nghiệp mới, dựa trên lợi thế quốc gia nếu như không muốn chỉ dừng lại ở mục tiêu trở thành “công xưởng thế giới”. Để làm được điều này, cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.

Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Công Ty Cổ Phần Phụ tùng máy số 1 (FUTU 1)

Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển khiến Việt Nam không tự chủ được các yếu tố đầu vào của sản xuất dẫn đến tình trạng phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu. Việc nhập siêu các yếu tố đầu vào cho sản xuất là tình trạng kéo dài từ rất nhiều năm trở lại đây, khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp.

Cục Công nghiệp chỉ ra, trong những năm gần đây, các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỷ trọng cao gần 40% trong tổng doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, nhưng chỉ đóng góp khoảng gần 14% GDP (giá trị gia tăng rất thấp so với các ngành công nghiệp khác).

Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng cho thấy, 5 năm trở lại đây, trong cơ cấu giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam, giá trị gia tăng từ nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi hàm lượng giá trị gia tăng nội địa còn thấp và chưa có nhiều chuyển biến đáng kể. Đơn cử, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may và điện tử có tỷ lệ giá trị gia tăng trong nước lần lượt chỉ là 50% và 37%. Ngoài ra, việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các ngành sản xuất trong nước cũng chỉ rõ một "điểm yếu" lớn của kinh tế Việt Nam, đó là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài.

Thực trạng yếu kém trên không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến công nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung trong dài hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. “Vì vậy, phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam trong dài hạn” - đại diện Cục Công nghiệp nhấn mạnh.

Nâng cao tính tự chủ của nền công nghiệp thông qua phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Trước thực trạng trên, để phát triển công nghiệp hỗ trợ phải từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.

Nêu bật giải pháp, Cục Công nghiệp cho hay, trước hết cần nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; mở ra cơ hội thị trường cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung cấp, tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

Bên cạnh đó, quyết tâm phải có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước phát triển. Từ đó, mở ra cơ hội thị trường cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung cấp, tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.Tuy nhiên, nhà nước cũng cần tích cực mở rộng thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp CNHT, cùng với đó sẽ tiếp nhận quy trình kỹ thuật và kỹ năng sản xuất từ nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất.

Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Theo đó sẽ nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Bà Trương Thị Chí Bình – Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) - đề xuất, về lâu dài Chính phủ có thể ban hành Luật công nghiệp hỗ trợ, Luật Phát công nghiệp trọng điểm để khẳng định tầm quan trọng của loại hình công nghiệp này, từ đó có các chính sách chuyên biệt nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp, đón các dòng đầu tư và dịch chuyển sản xuất từ các quốc gia.

TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương(Bộ Công Thương) đề xuất, cần chú trọng thu hút đầu tư, phát triển sản xuất trong các lĩnh vực chế biến chế tạo, đặc biệt là các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao.

Cùng với đó, cần nâng cao tính tự chủ của nền công nghiệp thông qua việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ; liên tục cải thiện các cơ chế, chính sách, cải tiến các thủ tục đầu tư ngày càng thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, đồng thời có chính sách ưu tiên, khuyến khích thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ áp dụng công nghệ hiện đại.

Cùng với đó, Bộ Công Thương triển khai hỗ trợ xây dựng, định hướng, phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Đồng thời, Bộ cũng sẽ đẩy mạnh hiệu quả và phát triển một số dịch vụ ứng dụng công nghệ cao có chất lượng và giá trị gia tăng cao, công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới