Thứ ba 26/11/2024 04:21

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Những năm gần đây, đội ngũ người có uy tín tỉnh Thái Nguyên có nhiều đóng góp trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Góp sức chung tay xây dựng quê hương

Là một tỉnh trung du miền núi, Thái Nguyên có hơn 50 dân tộc thiểu số với tổng số gần 400.000 người, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.

Từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 10.596 lượt người có uy tín được bầu chọn từ cơ sở và được UBND tỉnh phê duyệt, riêng năm 2023 có tổng số 821 người có uy tín. Đây là lực lượng quần chúng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân trên các lĩnh vực đời sống, xã hội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

Thời gian qua, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh không chỉ phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn tích cực tham gia công tác gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc.

Năm 2024, ông Đỗ Văn Quyền đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Trong số đội ngũ người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nổi lên tấm gương như ông Đỗ Văn Quyền, dân tộc Sán Dìu, ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ. Hiện nay, ông Quyền đang là Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ, phát huy giá trị dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên. Với những đóng góp trong công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu, mới đây ông Quyền đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc địa phương.

Còn ở xóm Đầu Cầu, xã Đức Lương, huyện Đại Từ, Lã Văn Dần, dân tộc Tày là người có uy tín luôn được bà con tin yêu, nể phục. Không chỉ trách nhiệm, tận tụy với công việc xã hội, cộng đồng, ông Dần còn gương mẫu đi đầu trong việc phát triển kinh tế gia đình.

Luôn trăn trở với suy nghĩ làm sao để đời sống bà con được nâng cao. Bởi vậy, ông đã vận động đồng bào trong xóm tập trung thâm canh 6ha chè, đưa chè trở thành cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao ở địa phương. Đồng thời, đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất chè, nâng cao chất lượng sản phẩm… Nhờ đó, đến nay, đời sống của 73 hộ dân xóm Đầu Cầu đã được cải thiện đáng kể, hàng chục hộ thoát nghèo…

Các ông Đỗ Văn Quyền, Lã Văn Dần là 2 trong số 821 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên đã và đang có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào ở địa phương. Sự tâm huyết trong công tác xã hội, những nỗ lực vì cộng đồng của người có uy tín đang là những điểm tựa tinh thần, là động lực to lớn, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, làm theo trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quan tâm thực hiện chính sách với người có uy tín

Theo ông Phan Đức Cường - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh đã nêu cao vai trò "cầu nối", gương mẫu đi đầu trên các mặt công tác, cùng với nhân dân các dân tộc đóng góp sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng quê hương Thái Nguyên giàu đẹp.

Để khẳng định và phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ông Cường cho biết, những năm qua Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, các sở ngành liên quan đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện tốt chính sách đối với người có uy tín và định kỳ tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hàng năm đều lựa chọn người có uy tín tiêu biểu đi báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tất cả đã khơi gợi tích cực trách nhiệm tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, từ đó tùy thuộc tình hình thực tiễn tại các địa phương để chung sức tham gia cùng chính quyền sở tại, tác động phát triển công tác dân vận bền bỉ và hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen Người có uy tín tiêu biểu năm 2023

Ngoài ra, người có uy tín còn được tham gia các hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin; các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật…; tham gia các chuyến tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Cùng với đó, Thái Nguyên cũng đã thực hiện tốt chính sách thăm hỏi, động viên, hỗ trợ vật chất và tinh thần cho người có uy tín trên địa bàn. Mỗi năm, Thái Nguyên dành trên 1 tỷ đồng tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán; thăm hỏi ốm đau, gia đình người có uy tín gặp khó khăn; biểu dương khen thưởng; cấp phát báo; tổ chức hội nghị cung cấp thông tin và đưa người có uy tín đi tham quan, học tập ở trong, ngoài tỉnh.

"Chính sách mà Đảng, Nhà nước dành cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo cơ chế thuận lợi để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến xã, nhất là với những cán bộ trực tiếp làm công tác dân tộc tranh thủ được sự ủng hộ nhiệt tình của người có uy tín ở các thôn, xóm, bản của tỉnh.

Đặc biệt, sự quan tâm này đã khích lệ người có uy tín tham gia tích cực vào các hoạt động trong đời sống như phát triển kinh tế, xóa nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự và khối đại đoàn kết dân tộc…", Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên Phan Đức Cường nhận định.

Chí Tâm - Hằng Nga
Bài viết cùng chủ đề: người có uy tín

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công