Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa

Là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, những năm gần đây, nông dân Bảo Thắng (Lào Cai) đã bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong các quy trình từ sản xuất...
Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc Công ty Điện lực Bắc Giang: Đẩy nhanh số hóa trong quản lý vận hành và kinh doanh điện năng

Là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, những năm gần đây, nông dân Bảo Thắng (Lào Cai) đã bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong các quy trình từ sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị và đưa sản phẩm nông sản Bảo Thắng vươn xa.

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh  đưa nông sản vươn xa
Đại biểu tham quan gian hàng sản phẩm Ocop của Bảo Thắng tại Hội chợ

Xác định chuyển đổi số là chìa khóa quan trọng mở cánh cửa cho phát triển nông nghiệp hiện đại, đưa các sản phẩm nông nghiệp của huyện vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh, đặc biệt có một số sản phẩm đã được xuất khẩu. Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đơn vị, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số được giao. Đồng thời, gắn nhiệm vụ triển khai Chương trình Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp với thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2023, trong đó, lựa chọn một số mục tiêu, nhiệm vụ trọng điểm, trọng tâm, phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, góp phần quan trọng đưa nông nghiệp huyện nhà phát triển, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ của xã hội.

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh  đưa nông sản vươn xa

Cùng với đó, các đơn vị trực thuộc đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tích cực đổi mới tư duy, cách làm, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng phần mềm quản lý mã số vùng trồng; ứng dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ truy xuất nguồn gốc nông sản đối với sản phẩm chủ lực; hỗ trợ người sản xuất tham gia quảng bá và giới thiệu sản phẩm lên sàn thương mại điện tử...

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh  đưa nông sản vươn xa
Sản phẩm mật ong của hộ nông dân ở Bảo Thắng (Lào Cai)

Theo đó chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2023 của Bảo Thắng tập trung vào 2 mục tiêu quan trọng để ưu tiên triển khai, gồm: Đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử, trừ các sản phẩm thuộc danh mục cấm quảng cáo; Tỷ lệ doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình có sản phẩm OCOP được tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử. Đến nay, 30/30 sản phẩm OCOP của huyện đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử, như: Shoppee.vn; laocaitrade.vn; Voso.vn; postmart.vn; 15 chủ thể sở hữu các sản phẩm OCOP đã đưa lên các sàn thương mại điện tử đều có 1-3 gian hàng số, có tài khoản thanh toán điện tử. Ngoài ra, các chủ thể sản phẩm OCOP còn sử dụng nền tảng Facebook, Zalo… để quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm.

Thông qua hoạt động chuyển đổi số, đã tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho các sản phẩm OCOP, theo kết quả khảo sát sơ bộ, doanh thu của các sản phẩm OCOP năm 2023 đạt trên 18 tỷ đồng. Trong năm 2023, bằng nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, phòng đã tham mưu UBND huyện tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tổng số 194 người tham gia, đây là cán bộ phụ trách Nông thôn mới xã, Phó chủ tịch UBMTTQ xã, Trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn hoặc ban phát triển thôn, Chương trình tập huấn với nhiều chuyên đề, trong đó, có chuyên đề về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh  đưa nông sản vươn xa

Có thể thấy, chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu này cũng đang được các ngành, địa phương và các doanh nghiệp, người dân trong huyện đẩy mạnh, với kỳ vọng tạo được sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản.

Để thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp toàn diện hơn nữa trong thời gian tới, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng tiếp tục tập trung tham mưu UBND huyện phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế, đồng thời, đề xuất nghiên cứu cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, thông tin thị trường… để giúp người nông dân dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin, từ đó, cân đối, đưa ra giải pháp phù hợp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, cũng như hỗ trợ chia sẻ các thông tin về nông nghiệp qua các nền tảng số, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát truy xuất nguồn gốc, xác định mã số vùng trồng, chuỗi cung ứng sản phẩm bảo đảm chính xác, minh bạch, an toàn… hướng tới nền nông nghiệp số toàn cầu.

Thanh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tìm lối đi cho nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số Long An

Tìm lối đi cho nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số Long An

Sở Công Thương Long An đang từng bước lồng ghép chính sách, mở hướng tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các kênh thương mại hiện đại.
Cây dược liệu ‘chữa nghèo’ cho bà con dân tộc thiểu số

Cây dược liệu ‘chữa nghèo’ cho bà con dân tộc thiểu số

Cây dược liệu đang trở thành “cần câu cơm” giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tăng tốc giảm nghèo.
Lai Châu tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm vùng cao

Lai Châu tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm vùng cao

Lai Châu đẩy mạnh quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm vùng cao, giúp đồng bào dân tộc thiểu số từng bước tiếp cận phương thức bán hàng hiện đại.
Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu

Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu

Vùng đất đỏ Bù Đốp nơi sinh trưởng giống cà phê cổ trồng cách đây cả trăm năm đang được bà con xây dựng thương hiệu sản phẩm bằng quan niệm “ăn sang, mặc xịn”.
Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Từ những gốc chè Shan tuyết cổ thụ trên Tây Côn Lĩnh, đồng bào Dao đang mở ra lối đi mới là phát triển sinh kế bền vững gắn với thương mại và du lịch cộng

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Muốn sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số và miền núi có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu là con đường buộc phải đi.
Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Việc tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại không chỉ giúp hợp tác xã khu vực miền núi kết nối đối tác mà còn lan tỏa “tiếng thơm” cho sản phẩm.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.
Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Mobile VerionPhiên bản di động