Giao ban xúc tiến thương mại tháng 4/2023

Phân tích kỹ cơ hội, đánh giá đúng thách thức của hàng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc

Những giải pháp mở rộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc được tập trung thảo luận tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc: Doanh nghiệp kỳ vọng Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2023

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2023, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những thách thức và giải pháp mở rộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Phân tích rõ cơ hội cũng như thách thức

Tại Hội nghị, ông Trần Quang Huy- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã phác thảo bức tranh xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Cụ thể, 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Trung Quốc đạt 11,9 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2022. So với hai tháng đầu năm 2023, tốc độ giảm đã chậm lại (tháng 01/2023 giảm 24,33%, tháng 02/2023 giảm 18,72%). Điều này cho thấy tín hiệu tích cực trong tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Dự báo, trong quý II/2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ có sự cải thiện nhất định.

Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á- châu Phi cũng cho rằng còn nhiều cơ hội cho hàng hoá Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc. Hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục ổn định, hiệu suất thông quan nâng cao. Tại một số địa phương có các cửa khẩu biên giới quan trọng đối với thương mại song phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, lượng hàng hóa thông quan hàng ngày cơ bản tương đương với giai đoạn trước dịch.

ông Trần Quang Huy- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương
Ông Trần Quang Huy- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương

Dù có yếu tố thuận lợi nhưng theo ông Trần Quang Huy, thách thức cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng sẽ không nhỏ: Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với tiêu chuẩn hàng hóa cả xuất khẩu và nhập khẩu. Thời gian qua, chúng ta cũng đã từng bước thay đổi và thích nghi, nhưng phải thẳng thắn nhận ra rằng, tốc độ còn rất chậm.

Đặc biệt với trái sầu riêng, Việt Nam đã được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc là tín hiệu đáng mừng nhưng sự tăng trưởng quá nóng về quy mô, diện tích vùng trồng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Hơn nữa, trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, điện thoại và các loại linh kiện và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn với giá trị lần lượt là 3,5 tỷ USD và 2,4 tỷ USD, chiếm 29,52% và 20,15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Trong bối cảnh một số quốc gia trên thế giới (Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản) áp dụng các lệnh hạn chế thương mại đối với sản phẩm bán dẫn nhằm vào Trung Quốc, về lâu dài có nguy cơ dẫn đến sự phân tách về công nghệ sử dụng trong việc sản xuất các thiết bị điện tử, đồng thời có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và các nước khác.

Từ thực tế thị trường sở tại, ông Lương Văn Tài - Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) – cho biết, trong tháng 4/2023, Quốc vụ Viện Trung Quốc ban hành “Ý kiến về thúc đẩy ổn định quy mô và cơ cấu ngoại thương”, trong đó đáng chú ý là việc sửa đổi “Biện pháp quản lý thương mại cặp chợ biên giới” nhằm tạo môi trường, chính sách đa dạng hóa thương mại cặp chợ biên giới, tăng cường nhập khẩu từ các nước lân cận.

Đối với xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, quy định về đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài (Lệnh 248) yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài hoàn thiện hồ sơ gia hạn trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER) dẫn đến thời gian gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam (đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản) chưa kịp đăng ký gia hạn doanh nghiệp trên Hệ thống CIFER của Hải quan Trung Quốc khiến hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp bị gián đoạn.

Hiệp hội ngành hàng tham gia Hội nghị chia sẻ nhận định đánh giá, kinh nghiệm trong quá trình tham gia giao lưu thương mại với Trung Quốc
Đại diện các Thương vụ, hiệp hội ngành hàng tham gia Hội nghị chia sẻ nhận định, đánh giá, kinh nghiệm trong quá trình tham gia giao lưu thương mại với Trung Quốc

Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có những động thái siết chặt quản lý kiểm soát các đợt dịch và Việt Nam cũng đã ghi nhận có ca nhiễm đậu mùa khỉ. Do đó, các hiệp hội cần tích cực nắm bắt thông tin, diễn biến dịch trên thế giới và nguy cơ lây lan trong nước để kịp thời cảnh báo doanh nghiệp sản xuất có các biện pháp tránh lây nhiễm và đẩy mạnh làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các doanh nghiệp ngành rau quả nghiên cứu khả năng đầu tư hoặc hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực chế biến rau quả, một mặt nâng cao hàm lượng giá trị xuất khẩu, một mặt bắt kịp xu thế thị trường trái cây và rau quả chế biến không ngừng tăng trong những năm trở lại đây”- ông Lương Văn Tài khuyến nghị.

Chia sẻ thêm về một số thông tin chính sách mới tại địa bàn Trùng Khánh (Trung Quốc), bà Triệu Thúy Nga – Trưởng đại diện, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh – thông tin, tháng 3/2023, cửa khẩu Quả Viên Cảng thành phố Trùng Khánh đã được nghiệm thu đủ điều kiện về kho bãi giám sát quản lý chỉ định nhập khẩu lương thực.

Cửa khẩu Quả Viên Cảng là cửa khẩu đầu mối kết nối 3 loại hình vận tải đường thủy, đường sắt và đường bộ trong đó, Quả Viên Cảng đã kết nối với tuyến vận tải đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội (Việt Nam) đến Trùng Khánh (qua cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường) và ngược lại; thời gian vận chuyển chỉ khoảng 4-5 ngày.

Cửa khẩu Quả Viên cảng được phê duyệt là cửa khẩu chỉ định nhập khẩu lương thực là điều kiện thuận lợi nếu doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn hình thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam đến cửa khẩu Quả Viên Cảng, vừa giảm giá thành vận tải, tiết kiệm thời gian và nhân lực vừa an toàn, hiệu quả. Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam còn có thể đến Trùng Khánh và kết nối với chuyến tàu liên vận Trung Quốc – châu Âu, từ Trùng Khánh đi châu Âu (qua Kazakhstan, Nga, Bealrus, Ba Lan, Đức và từ Đức tỏa đi các nước châu Âu khác), thời gian khoảng 20-25 ngày (tuần 2 chuyến)”- bà Triệu Thúy Nga thông tin.

"Hiến kế" chung tay vượt khó, thúc đẩy xuất khẩu

Trước những thách thức đặt ra, đại diện Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc đã đề xuất nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam “tránh khó” để thúc đẩy xuất khẩu.

Theo đó, đối với các doanh nghiệp ngành rau quả có thể nghiên cứu khả năng đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc thuộc lĩnh vực chế biến rau quả, vừa nâng cao hàm lượng giá trị xuất khẩu và bắt kịp xu thế thị trường.

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2023
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2023

Các hiệp hội ngành hàng cần tiếp tục nắm bắt thông tin diễn biến tình hình trên thế giới để có những dự báo đối với doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hoá, thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm định về an toàn thực phẩm, quy định về bao gói, đóng gói nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc.

Tại địa bàn Trùng Khánh, bà Triệu Thuý Nga khuyến nghị: Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu hợp tác với chợ đầu mối tại Trùng Khánh, gồm: Chợ đầu mối nông sản Shuangfu và chợ đầu mối San Ke. Lượng hàng hoá lưu chuyển qua hai chợ này rất lớn, rất thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và mở rộng xuất khẩu

Văn phòng Trùng Khánh đã có dịp làm việc, trao đổi với phía doanh nghiệp quản lý chợ đầu mối nói trên, phía bạn rất mong muốn được gặp gỡ, làm việc với doanh nghiệp Việt Nam, tìm đầu mối cung ứng trực tiếp tránh được các khâu trung gian, giảm chi phí giá thành”, bà Triệu Thuý Nga nói.

Về phía trong nước, đại diện các địa phương, hiệp hội ngành hàng cũng đưa ra những đề xuất nhằm thuận lợi khai thác thị trường Trung Quốc.

Trong lĩnh vực logistics, ông Lê Quang Trung- Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam kiến nghị: Để tránh tình trạng ách tắc, gây ảnh hưởng không tích cực tới chất lượng hàng hoá, nhất là nông sản, các Bộ ngành cần nghiên cứu xây dựng một trung tâm thông quan tại cửa khẩu nhằm giải quyết nhanh các phát sinh trong vấn đề thông quan giữa hai bên. Liên thông trong công tác thủ tục hành chính giữa hải quan hai nước, từ đó rút ngắn thời gian thông quan, đẩy nhanh dòng lưu chuyển hàng hoá.

Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Đình Đại – Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn, đề xuất: Sắp tới vào vụ thu hoạch trái cây tươi vào tháng 6, tháng 7, địa phương mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng nhằm đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn và hỗ trợ các vấn đề phát sinh để có biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh.

Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo phát huy vai trò của Thương vụ, cung cấp thông tin nhu cầu thị trường, các mô hình hải quan, cơ sở hạ tầng của phía bạn; kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết nghị định thư về kiểm dịch thực vật; xúc tiến sang thị trường Trung Quốc các ngành hàng có lợi thế; quan tâm và nâng cao hiệu xuất thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo

Trước đó, phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhận định: Trung Quốc hiện không còn là thị trường dễ tính như trước, không phải hàng hóa nào thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận. Mặt khác, kinh tế Trung Quốc dù lớn nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc rất tương đồng với Việt Nam, điều này vừa tạo ra lợi thế và thách thức đối với hàng hóa Việt Nam.

Bộ trưởng cũng lưu ý, chúng ta cần nhận diện đúng, trúng, kịp thời và đánh giá đúng cả thời cơ và thách thức về thị trường Trung Quốc hiện nay thì chúng ta mới có thể khai thác, phát huy các lợi thế trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại.

Nhóm Phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động