Thứ ba 26/11/2024 23:48

Phấn đấu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Sáng 31/5, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Thông tin về Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Quang Hùng - Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, quy hoạch đặt mục tiêu có 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia).

Toàn cảnh hội nghị

Cùng với đó là 149 khu vực ở vùng biển và 119 khu vực nội địa được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản.

Đối với khai thác thủy sản phấn đấu tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản như sau: Nghề lưới kéo chiếm 10,0%; nghề lưới vây chiếm 6,1%; nghề lưới rê chiếm 40,3%; nghề câu chiếm 18,9%; nghề lưới chụp chiếm 3,0%; nghề lồng bẫy chiếm 2,9%...

Riêng về chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản, định hướng quy hoạch là giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, khai thác có chọn lọc các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao; điều chỉnh số lượng tàu cá khai thác thủy sản, đặc biệt giảm tỷ trọng nghề lưới kéo trên biển; gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí. Cùng với đó là củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá; tổ chức sản xuất thủy sản khai thác theo chuỗi giá trị, chú trọng tăng về giá trị sản xuất.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới; đa dạng sinh học biển và các thủy vực nội địa được bảo tồn và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Những mục tiêu trên sẽ góp phần bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đề nghị các tỉnh thành tập trung thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như các quy hoạch khác của ngành đã được phê duyệt, cùng các chương trình đề án có tác động đến môi trường, sinh thái biển. Căn cứ vào thực tế địa phương, các tỉnh thành rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các dự án đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh, thành phố đảm bảo tuân thủ các định hướng.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Quy hoạch là cơ sở quan trọng để phân bố lại không gian cho bảo tồn, bảo vệ, khai thác hải sản, khai thác thủy sản ở nội đồng phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi, của hệ sinh thái.

Quy hoạch nhằm bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực và bảo tồn đa dạng sinh học biển góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, phát triển khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai.

Quy hoạch góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Trên cơ sở các dự án sẽ thực hiện theo quy hoạch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương bố trí các nguồn vốn đầu tư cùng với nguồn đầu tư còn hạn chế từ Trung ương để các dự án hoàn thành đúng kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận - đánh giá, Quy hoạch được phê duyệt vào thời điểm quan trọng khi Việt Nam đang quyết liệt triển khai các giải pháp khắc phục 'thẻ vàng' IUU, thực hiện các khuyến nghị của EC cũng như Việt Nam đang hướng tới phát triển nghề cá bền vững, hội nhập quốc tế.

"Tỉnh Bình Thuận có các quy hoạch về bảo tồn, các khu cấm khai thác có thời hạn… Trên cơ sở quy hoạch tổng thể này, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng thực hiện ở địa phương; đồng thời thực hiện quy hoạch bảo tồn khu vực biển đảo Phú Quý trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, an ninh và phát triển kinh tế", ông Nguyễn Văn Chiến cho biết.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: chống khai thác IUU

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới