Những món ăn độc, lạ vùng cao ăn một lần nhớ mãi

Miền núi phía Bắc không chỉ nổi tiếng với núi non hùng vĩ mà nơi đây còn hấp dẫn bởi ẩm thực vùng cao hết sức độc, lạ, thưởng thức một lần nhớ mãi.
Đồng bào dân tộc vùng cao Đồng Văn: Giảm nghèo bền vững nhờ vận dụng kiến thức bản địa vào đời sống, sản xuất Lễ hội Mường Khô – nét văn hóa đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh

Chính thiên nhiên cùng sự dân giã của đồng bào miền núi phía Bắc tạo nên những món ẩm thực vùng cao vô cùng hấp dẫn. Những sản vật tự nhiên, hương liệu từ thiên nhiên đã hình thành món ăn đặc trưng của ẩm thực vùng cao của vùng núi phía Bắc. Độc, lạ miệng và hương vị đặc trưng đó là những gì cảm nhận được khi thưởng thức ẩm thực vùng cao, khiến ta không thể nào quên.

Những món ăn độc, lạ vùng cao ăn một lần nhớ mãi
Ẩm thực vùng cao vô cùng hấp dẫn

Món trứng kiến độc nhất vô nhị

Độc lạ nhất trong các món ẩm thực vùng cao có lẽ là món bánh trứng kiến. Đây là loại bánh đặc biệt được coi là đặc sản của dân tộc Tày, Nùng miền núi phía Bắc. Trong đó, nguyên liệu chính của bánh chính là trứng kiến rừng. Đây là loại kiến đen có thân nhỏ, đuôi nhọn được cho là lành nhất. Trứng kiến thường nhỏ hơn hạt gạo, có màu trắng đục, thân mẩy và tròn. Loài kiến này thường làm tổ, đẻ trứng trên những cành cây không cao lắm và thường được thu lượm ở cây ngõa, găng, vầu… Trứng kiến lấy về được rửa sạch ráo nước, sau đó rang với hành và lá hẹ thái nhỏ để làm nhân bánh, việc này cũng phải hết sức khéo léo vì nếu quá lửa trứng kiến sẽ cháy.

Những món ăn độc, lạ vùng cao ăn một lần nhớ mãi
Những món ăn độc, lạ vùng cao ăn một lần nhớ mãi
Bánh trứng kiến khiến người thưởng thức một lần còn nhớ mãi

Điều khiến bánh trứng kiến thơm ngon, nhớ lâu còn bởi bánh được làm từ bột gạo nếp vùng cao trong những dịp lễ Tết, hội. Món bánh trứng kiến trở thành món ăn truyền thống hấp dẫn, là niềm tự hào của đồng bào vùng cao các tỉnh miền núi phái Bắc. Thưởng thức món bánh trứng kiến, chúng ta cảm nhận được độ mềm dẻo của bột bánh, hương vị béo ngậy của trứng kiến, vị thơm của hẹ, bùi của lá vả… tất cả tạo nên hương vị tuyệt vời khiến người thưởng thức ăn một lần còn nhớ mãi.

Thắng cố, văn hóa ẩm thực vùng cao

Thắng cố là món ẩm thực vùng cao được khá nhiều người ưa chuộng, đặc biệt trong các phiên chợ không thể thiếu món thắng cố. Nguyên liệu chính của món thắng cố được chế biến từ “lục phủ ngũ tạng” của con ngựa và gia vị kèm theo thảo quả, địa liền cùng với hạt dổi, củ sả, quế chi… được tẩm ướp với thịt trước lúc đem xào rồi chế nước hầm nhừ trong chảo lớn.

Những món ăn độc, lạ vùng cao ăn một lần nhớ mãi
Chợ phiên vùng cao không thể thiếu món thắng cố

Từ hương vị đặc trưng quyến rũ, chảo thắng cố sôi lục bục trên bếp lửa hồng nhìn khá bắt mắt bởi những miếng thịt, miếng mỡ vàng nhạt, đoạn lòng trăng trắng điểm xuyết những lá hành xanh ngắt dậy mùi thơm của thịt, của gia vị làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Thắng cố ngựa có thể ăn cùng với mèn mén, bánh ngô nướng và nhâm nhi rượu ngô tạo nên một hương vị đậm đà khó cưỡng.

Mèn mén, món cơm truyền thống của người Mông

Mèn mén là tên một món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông tại vùng núi phía Bắc. Do điều kiện thực tế phải sinh sống trên các triền núi đá cao, không có đất trồng lúa nên lương thực chính của người dân ở đây bao đời nay là cây ngô. Để làm món mèn mén đồng bào Mông sau khi thu hoạch ngô về, họ sẽ chọn ra những bắp to nhất, hạt mẩy nhất, rồi đem tách hạt và xay nhuyễn thành bột.

Những món ăn độc, lạ vùng cao ăn một lần nhớ mãi
Món mèn mén dẻo vàng thơm của dân tộc Mông

Công đoạn đồ mèn mén cũng phải thực hiện hai lần. Lần đầu, cho bột ngô vào chõ, vẩy nước vào bột ngô, đảo đều cho tơi ra không dính vào nhau. Ở lần đồ này, phải chú ý lửa sao cho bột ngô được chín đều, cho đến khi nào từ chõ bốc lên mùi thơm nghi ngút là có thể bắc ra được. Lúc này, bột ngô sẽ được đổ ra mẹt, đánh tơi. Như thế lần đồ sau bột ngô sẽ chín kỹ, dẻo và thơm hơn. Ở lần đồ thứ hai, thì cần đồ kỹ hơn lần đồ trước, khi nào thấy mèn mén dẻo, rộ màu vàng, thơm nức là được. Với bất kỳ vị khách nào khi tới miền núi phía Bắc mà chưa được thưởng thức mèn mén cũng là chưa khám phá trọn vẹn cái lạ lẫm hấp dẫn của nơi đây.

Pa Pỉnh tộp, sự pha trộn tinh tế của các loại gia vị

Người Thái nổi tiếng với nhiều món nướng và nhiều loại gia vị trộn hòa quyện đặc sắc. Những món nướng của người Thái rất đa dạng kiểu chế biến, nhưng đặc sắc nhất là món cá nướng “pa pỉnh tộp”. Yếu tố tạo nên độ hấp dẫn, thơm ngon của món ăn này đó là sự phối hợp hài hòa của nhiều loại gia vị với nhau.

Những món ăn độc, lạ vùng cao ăn một lần nhớ mãi
Cá nướng thơm ngon nhờ sự pha trộn tinh tế của dân tộc Thái

Ngoài những gia vị thông thường thì một trong những gia vị không thể thiếu khi làm pa pỉnh tộp được gọi là hạt mắc khén rừng. Các loại gia vị, gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột... băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và xát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá. Ướp trong thời gian 30 - 40 phút cho cá ngấm đều gia vị rồi nướng trên than củi nướng chín. Cá nướng của dân tộc Thái chế biến có vị lạ miệng, thơm ngon nhờ sự pha trộn tinh tế các loại gia vị, có đủ vị cay, chua, ngọt, không làm mất đi vị cá và tôn lên vị ngọt béo của cá.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ẩm thực vùng cao

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Xem thêm