Đồng bào dân tộc vùng cao Đồng Văn: Giảm nghèo bền vững nhờ vận dụng kiến thức bản địa vào đời sống, sản xuất

Để xóa đói, giảm nghèo bền vững, đồng bào các dân tộc huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã vận dụng kiến thức bản địa vào sản xuất và đời sống.
Giảm nghèo bền vững nhờ các sinh kế phù hợp

Phát huy kiến thức bản địa

Là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang với trên 87,2% dân tộc Mông sinh sống, Đồng Văn được biết đến là vùng có văn hóa rất đa dạng, phong phú. Tính đa dạng văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện đã tạo nên bức tranh đa sắc của văn hóa dân tộc ở huyện vùng cao nguyên đá Đồng Văn; tính đa dạng văn hóa đó đã góp phần làm giàu thêm kho tàng chung của nền văn hóa ở tỉnh nhà.

Các dân tộc Đồng Văn trải qua quá trình sinh sống đã gắn bó lâu đời với núi đá, địa hình chia cắt mạnh, khi hậu khắc nghiệt; để sinh tồn và phát triển, buộc người dân nơi đây phải thích ứng với thời tiết khí hậu, diện tích đất canh tác ít (bình quân 0,4ha/hộ), đá nhiều (chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên), thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; thông qua những hoạt động sản xuất người dân bản địa đã tích lũy được các kiến thức và kinh nghiệm mưu sinh rất phong phú, đa dạng và quý giá.

Hệ thống kiến thức bản địa của các dân tộc ở Đồng Văn liên quan đến sản xuất như: Cách nhận biết về thời tiết thông qua những đặc điểm của tự nhiên; kinh nghiệm canh tác, chăn nuôi, kinh nghiệm chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, kinh nghiệm lựa chọn những giống cây trồng để phù hợp với thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu, kinh nghiệm làm các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, thêu thùa, làm hương, nghề làm khèn Mông, đúc bạc… kinh nghiệm làm nhà trình tường đất, làm hàng rào đá.

Trong đời sống sinh hoạt, người dân bản địa đã tích lũy được những kiến thức phong phú, những kiến thức đó được tổ hợp từ những kinh nghiệm được hình thành trong lao động sản xuất; mỗi dân tộc khác nhau cũng có những kiến thức khác nhau về ngôn ngữ, trang phục, kiến trúc nhà ở, tập quán canh tác, phong tục văn hóa, tín ngưỡng dân gian và lễ hội…

Kiến thức trong sản xuất đặc trưng rõ nét nhất đó là người dân bản địa với phương thức sản xuất trên những hốc đá tai mèo “Thổ canh trên hốc đá”, năm 2014 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận “Tri thức canh tác trên hốc đá” của cư dân cao nguyên đá là Danh mục di sản văn hóa phi vật thể.

Đồng bào dân tộc vùng cao Đồng Văn: Giảm nghèo bền vững nhờ vận dụng kiến thức bản địa vào đời sống, sản xuất
Canh tác trên hốc đá của đồng bào dân tộc ở Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh Ngọc Đức

Trong cây trồng thì có cây tam giác mạch, lũy kế, từ năm 2010 đến nay trồng được trên 2.900ha; sản lượng 1.199,2 tấn, góp phần thực hiện thành công 6 mùa lễ hội hoa tam giác mạch của tỉnh. Cây lanh cũng vậy là loại cây dễ sống, là nguyên liệu tạo ra sản phẩm thổ cẩm, thêu dệt chất liệu bền và đẹp, khách du lịch rất ưa dùng sản phẩm này; trong khi đó đất canh tác sản xuất nông nghiệp của Đồng Văn chỉ được một vụ, còn lại là để không vì vậy tận dụng trồng cây lanh sau khi thu hoạch đây cũng là một trong những sản phẩm đem lợi nhuận kinh tế cho người dân.

Hiện nay Đồng Văn đã có Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp thôn Sà Phìn A, xã Sà Phìn chuyên sản xuất các sản phẩm thêu, dệt, nhuộm vải lanh truyền thống, hình thành chuỗi khép kín, tự cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, được nhiều công ty, nhà may thời trang trong nước, nước ngoài như Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật Bản... đều ưa chuộng, thông qua đó đã giúp cho hàng chục hộ thoát nghèo. Hoặc kiến thức về chăn nuôi: Người dân bản địa đã có truyền thống chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, nuôi ong địa phương.... nhưng tiêu biểu nhất là bò vàng vùng cao nguyên đá Đồng Văn, hiện nay huyện cũng xây dựng được “Chỉ dẫn địa lý sản phẩm thịt bò vàng Hà Giang”.

Cùng với đó là giống chó Mông cộc, đây là giống chó cộc đuôi của đồng bào Mông ở Đồng Văn, là một trong tứ đại danh khuyển quý hiếm của Việt Nam bên cạnh chó Phú Quốc, chó Bắc Hà Lào Cai và Dingo Đông Dương.

Giống chó Mông cộc là loài chó bản địa lai với chó sói rừng, đã được đồng bào Mông thuần hóa. Đây là loài chó thông minh, nhanh nhẹn và có hiệu quả làm việc cao. Loài chó này cũng có những đặc điểm nổi trội và đặc biệt không có loài chó nào sánh bằng. Có trí nhớ tốt, thông minh, trung thành với chủ… các mô hình chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Kiến thức về nuôi ong lấy mật, đó là mật ong bạc hà là loại mật của ong nội (ong ta). Mật ong hạc hà là một trong những sản phẩm nông nghiệp đặc thù của Đồng Văn, mang lại nguồn thu nhập cho người dân và phát triển du lịch. Đồng Văn là huyện có diện tích hoa bạc hà lớn nhất vùng cao nguyên đá với 1.124ha, đây là nguồn nguyên liệu ưa thích của loài ong bản địa.

Do khí hậu phù hợp, nên mật ong ở đây có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Giá bán mật ong bạc hà cao hơn so với các loại mật ong thông thường đem lại kinh tế cao cho người dân, hiện nay trên địa bàn huyện đang duy trì 10.473 đàn ong mật; tốc độ tăng trưởng đàn ong bình quân đạt 31,9%/năm.

Đến văn hóa, ẩm thực

Kiến thức bản địa đó còn thấm đẫm trong văn hóa ẩm thực của người dân vùng cao. Trong đó, món ăn truyền thống của đồng bào nơi đây như: Mèn mén, thắng cố, rượu ngô, lạp sườn gác bếp, bánh giầy, gà đen, thịt lợn treo gác bếp, rau cải, ngồng cải cay muối chua, món ăn khâu nhục; cháo Ấu Tẩu…. Những món ăn ẩm thực của người dân bản địa hiên nay đang được phát huy, bảo tồn, khách du lịch rất thích những món ẩm thực nảy của người dân bịa địa, thông qua đó cũng đã tăng thu nhập cho người dân từ những món ăn dân gian của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Trong lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng đã được địa phương vận dụng các cơ chế tiếp tục được bảo tồn, phát huy đã trở thành sản phẩm du lịch của huyện góp phần tích cực vào giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Chúng tôi đã có dịp đi thực tế tại một số ngôi nhà homestay có kiến trúc nhà truyền thống thì thường khách du lịch thích thú nghỉ ngơi lưu trú và trải nghiệm hơn những ngôi nhà hiện đại, nhất là với du khách nước ngoài.

Ông Hoàng Quốc Thân có ngôi nhà cổ tại tổ 4 (làng Quyết Tiến) thị trấn Đồng Văn, với hai nhà nghỉ homestay, một nhà có kiến trúc hiện đại, một nhà cổ truyền thống có kiến trúc bản địa. Ông Thân chia sẻ: “Khách hay tìm lưu trú nhà truyền thống hơn nhà hiện đại và mỗi năm nhà cổ của gia đình tôi cũng thu hút khoảng 4-5 nghìn khách du lịch và chủ yếu vẫn là khách từ miền Nam ra và khách du lịch nước ngoài”.

Một ngôi nhà homsetay khác cũng được nhiều du khách tìm đến là của hộ Vàng Chú Chơ, thôn Lao Xa, xã Sủng Là, với vẻ đẹp thiên nhiên hòa với văn hóa bản địa, ngôi nhà được gia chủ chăm sóc sạch sẽ, gọn gàng nằm giữa không gian ngút ngàn của thiên nhiên, hằng năm gia đình Vàng Chú Chơ đón từ 1-2 nghìn lượt khách đến nghỉ và lưu trú.

Đối với ẩm thực thì món mèn mén và món khâu nhục, tẩu chúa… là những món ăn truyền thống của người dân bản địa, không thiếu trong các dịp cưới hỏi, hay gia đình làm cỗ thì khách du lịch cũng rất thích thưởng thức những món ăn này.

Các lễ hội truyền thống thì tiêu biểu nhất là lễ hội Khèn Mông ở Đồng Văn. Chị Sủng Thị Say, Giám đốc Trung tâm văn hóa huyện cho biết: Cứ đến tháng 10, tháng 11 hằng năm là lễ hội này được huyện tổ chức, lễ hội đã thu hút hằng nghìn khách du lịch đến thăm quan, thưởng thức, ngoài việc phục vụ, kích cầu phát triển du lịch thì còn có mục đích phát huy, lưu giữ những bản sắc truyền thống của dân tộc Mông và giáo dục thế hệ trẻ thêm tình yêu, giữ gìn nét văn hóa của người dân bản địa.

Đồng bào dân tộc vùng cao Đồng Văn: Giảm nghèo bền vững nhờ vận dụng kiến thức bản địa vào đời sống, sản xuất
Lớp học dạy múa khèn đã giúp thế hệ trẻ thêm tình yêu, giữ gìn nét văn hóa của người dân bản địa. Ảnh Ngọc Đức

Từ kiến thức, văn hóa bản địa đến giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Đồng Văn đã vận dụng các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với những chủ trương của tỉnh, Đồng Văn đã phát huy hiệu quả kiến thức bản địa vào trong sản xuất và đời sống từ đó từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.

Cụ thể, trong sản xuất nông nghiệp gắn kết giữa kiến thức bản địa với áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hàng năm Đồng Văn đã duy trì đảm bảo an ninh lương thực đạt trên 2,8 vạn tấn, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng được đưa vào sản xuất: Các cây, con có lợi thế (dược liệu, tam giác mạch, lê; bò, lợn, dê,…) đã được đầu tư phát triển mở rộng về quy mô, hình thành vùng sản xuất hàng hóa như: Vùng rau chuyên canh, vùng lê hàng hóa, gia trại chăn nuôi…

Đến nay, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt gần 700 tỷ đồng. Giá trị sản xuất trên 01ha đất canh tác đạt gần 39 triệu đồng/năm; tỷ trọng chăn nuôi/giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 40%; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 6%/năm. Tổng lượng khách đến tham quan trên địa bàn chỉ tính riêng trong 6 tháng là 25.463 đoàn với 211.690 lượt khách, vượt 549,69% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 33,08% kế hoạch giao. Doanh thu từ du lịch dịch vụ đạt 234,7 tỷ đồng…

Tuy nhiên, huyện Đồng Văn hiện nay vẫn là một trong 63 huyện nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm 67,96%; hộ cận nghèo chiếm 12,38%; hộ không nghèo chỉ chiếm 19,66% theo chuẩn nghèo mới áp dụng giai đoạn 2022-2025. Có thể khẳng định, nếu Đồng Văn phát huy được những tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là trong việc vận dụng kiến thức bản địa trong sản xuất và đời sống cùng với việc áp dụng tiến bộ của khoa học vào sản xuất và đời sống chắc chắn công cuộc xóa nghèo ở đây sẽ có những bước tiến vượt bậc.

Để làm được điều đó, đồng bào các dân tộc ở Đồng Văn rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ tỉnh Hà Giang, sự quan tâm, giúp đỡ, phối hợp của các sở ngành và các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Làm được điều đó, chắc chắn Đồng Văn trong tương lai không xa sẽ sớm đạt mục tiêu đến năm 2025 từng bước thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, đến năm 2030 thoát khỏi huyện nghèo (huyện 30a); đến năm 2045 là huyện phát triển trung bình khá của tỉnh theo mục tiêu Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Dương Ngọc Đức- Trưởng ban dân vận huyện ủy Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Ngày 20/4, Craft Link đã tổ chức buổi trình diễn nghề “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô".
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xuất... thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.
Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông...
Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Trang phục truyền thống của người Ca Dong có giá trị sáng tạo, văn hóa, thẩm mỹ là sự kết tinh trong môi trường tự nhiên và đúc kết từ đời sống hàng ngày
Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Sự độc lạ của kéo co của đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai không không phải nam kéo với nam, nữ kéo với nữ mà ở đây nữ đấu với nam.
Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong.
Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Phát huy kỹ thuật làm gốm cổ truyền độc đáo, người Chăm ở làng gốm cổ Bàu Trúc đang ra sức gìn giữ, bảo tồn giá trị của di sản này gắn với phát triển kinh tế.
Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024 từ ngày 1 đến ngày 29/2/2024, tại Làng Văn hóa sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Cuối tuần lên Làng Văn hóa, chúng ta được ăn Tết với đồng bào Khơ Mú. Tết dân tộc Khơ Mú là dịp để đồng bào dâng lễ mời tổ tiên ăn Tết cùng con cháu.
Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Hơn 30 năm, Bác sĩ quân y ở Đồn Biên phòng Mường Lạn (Sơn La) đã đến từng thôn bản, nhà dân khám chữa bệnh miễn phí cho bà con người dân tộc thiểu số.
Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội cầu mùa thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ với mong muốn mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, con người khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động