Chủ nhật 22/12/2024 17:04

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Trong khuôn khổ HanoiTex & HanoiFabric 2024 tổ chức từ ngày 23-25/10/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, sẽ diễn ra nhiều hội thảo quan trọng.

Trong khuôn khổ của Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - Thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric 2024), ngày 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Namvà Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam: Tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đầu ngành về dệt may sẽ tập trung trao đổi và thảo luận về 3 nội dung gồm: Ngành dệt may Việt Nam trong xu thế tăng trưởng xanh và công nghệ toàn cầu: Các yêu cầu kỹ thuật để gia tăng tính cạnh tranh do TS. Nông Ngọc Duy - nhà khoa học nghiên cứu cao cấp, Trưởng nhóm - CSIRO, Trường Đại học Griffith, Úc trình bày; ứng dụng AI trong ngành dệt may và ảnh hưởng của nó đến năng suất và hiệu quả do TS. Nguyễn Phi Lê - Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế về AI - Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trình bày; hiệu quả năng lượng trong ngành dệt may do TS. Mai Sỹ Thanh, Trường Đại học Điện lực trình bày. Cũng trong khuôn khổ của triển lãm, TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng HTU và các diễn giả sẽ có những trao đổi, thảo luận và hỏi đáp xung quanh các nội dung tại Hội thảo với khách mời.

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Chiều ngày 23/10, Hiệp hội Dệt may Việt Namsẽ chủ trì tổ chức Hội thảo “Chìa khóa cho quản lý sản xuất thông minh và lao động bền vững”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành dệt may cập nhật những xu hướng mới nhất, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Sáng ngày 24/10, Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo “Xuất khẩu dệt may: Chuyển đổi để thích ứng thị trường dệt may toàn cầu”. Chiều cùng ngày, Hội cũng tổ chức Hội thảo ESG: Chuyển đổi xanh ngành dệt may - thách thức và cơ hội.

HanoiTex & HanoiFabric thuộc chuỗi triển lãm quốc tế về ngành công nghiệp dệt may số 1 của Việt Nam do Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hội Dệt May Thêu Đan TP. Hồ Chí Minh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, CP Exihibition LTD (Hồng Kông - Trung Quốc) và Công ty TNHH Tổ chức Triển lãm CP Việt Nam đồng tổ chức.

Triển lãm quy tụ các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế về thiết bị, máy móc dệt may, trình diễn những xu hướng, công nghệ mới nhất trong sản xuất nguyên liệu dệt may và các loại vải. Trung bình mỗi năm, triển lãm đón tiếp gần 10.000 lượt khách tham quan, mang lại cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường dệt may tại khu vực phía Bắc.

Tính đến thời điểm hiện tại, HanoiTex & HanoiFabric 2024 có diện tích hơn 6,000m² – tăng 10% so với năm 2023, quy tụ hơn 210 gian hàng đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Litva, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt Nam. Các nhà triển lãm sẽ trưng bày những sản phẩm, thiết bị hiện đại nhất của ngành dệt may, cũng như đa dạng các loại vải và nguyên phụ liệu đáp ứng rõ ràng từng mục tiêu của xu hướng sản xuất hiện đại và bền vững.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng cung cấp các giải pháp về công nghệ cho ngành dệt may sẽ góp mặt như: IMB, ASHIMAR, NICERBT, BROTHER, SIRUBA, ISAMU, JUKI, JACK, YAMATO, HUATANG), IMB Máy máy túi quần tự động, Nicerbt – máy lập trình trần bông tự động, máy cắt Bullmer và các dòng máy may, lập trình GTG; JINYU - chuyên máy thêu; KODOFO - Máy in chuyển nhiệt cao; Chnki - máy cắt, lập trình tự động, Windatech - Máy cắt tự động; Linh kiện phụ tùng ngành may như: A Nguyen (Kim may Organ Needle), Kim Hòa các linh kiện máy may, SAGA - máy bắn nhãn mác, Sprayway TPR - Công nghệ tẩy bẩn RAROSA; Kỹ thuật không đường may như: GOLDEN - máy dệt kim vải tròn liền mạch, Tam Hoa - Máy dán keo áo polo; NAWON - máy dán kín đường may; i- Garment - phần mềm cho ngành may; Công ty quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu từ Trung Quốc - Suzhou Yumei…

Cùng với đó, nhiều nhà sản xuất nguyên phụ liệu may và vải cũng sẽ góp mặt như: Sợi, bông, vải: Bautex Vina, Daluen, ETH textile, Faslink, FuColor, Hạnh Việt, Jiale Tex , Ko – Vina, Lami, Maxbond, ShenHong, Sunshinetex, TahTong, Tesstelation, Việt Thành, Yagi; Phụ liệu may mặc: Anh Toàn, Faswell, J-Long, Heasung Vina, KCC, Kiyohara, New One Brand, SanFang, Sheico Shimada, Shindo, Shinsung Vina, SAB, TCC, Thượng Hải, Tim Đỏ, YKK, ect; Tư vấn, kiểm định, quản lý: Hohenstein - tư vấn cấp chứng chỉ Ok, Groyyo…

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam