Chủ nhật 24/11/2024 13:57

Nhập nhằng sử dụng hàng tài trợ điều trị Covid-19 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nhiều bất thường trong quản lý vận hành gây lãng phí thất thoát ngân sách tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được bạn đọc phản ánh tới báo Công Thương.

Theo phản ánh của bạn đọc, từ khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 các cơ quan trung ương cũng như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận nhiều nguồn tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong cả nước. Trong đó có một số lượng lớn hóa chất, vật tư y tế như khẩu trang y tế, trang phục bảo hộ…

Đây là hàng tài trợ, bệnh viện không phải xuất kinh phí mua thế nhưng trên thực tế khi sử dụng số vật tư này trong quá trình điều trị cho bệnh nhân Covid-19 lại được nhập giá, thành tiền.

Ngày 11/02/2020, Giám đốc bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có Văn bản số 101/NĐTW-TCKT gửi các khoa, phòng về việc tiếp nhận, sử dụng tài trợ trong hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu nếu tài trợ bằng tiền sẽ nộp về Phòng tài chính kế toàn và Phòng tài chính kế toán trình Ban giám đốc phương án sử dụng. Tài trợ bằng hiện vật là vật tư trang thiết bị y tế giao Phòng vật tư trang thiết bị y tế tiếp nhận, quản lý và trình Ban giám đốc phương án sử dụng. Tài trợ bằng hiện vật là thuốc, hóa chất sinh phẩm, giao Khoa dược tiếp nhận, quản lý và trình Ban giám đốc phương án sử dụng…

Nhưng trên thực tế, tờ trình của Phòng vật tư thiết bị y tế vào ngày 6/4/2020 đã xin ý kiến chỉ đạo từ Ban giám đốc về việc cấp phát vật tư các nguồn hàng tài trợ, cho tặng để phục vụ cho công tác phòng chống dịch: “Các vật tư nhà tài trợ cho, tặng được nhập và theo dõi vào hệ thống kho của Bệnh viện; đồng thời do không có giá trị trong hồ sơ, phòng vật tư trang thiết bị y tế sẽ nhập theo giá của hợp đồng đã ký gần nhất, cụ thể khẩu trang N95 – 3M là 60.000 đồng/cái; bộ trang phục chống dịch Tyvek là 400.000 đồng/bộ – Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ y tế HN; bộ trang phục phòng chống dịch dùng 1 lần (7 chi tiết) là 150.000 đồng/bộ - Tổng công ty Cổ phần Damameco; và khẩu trang y tế là 2.318 đồng/cái”.

Tờ trình này có bút phê của bà Nguyễn Thị Hạnh – Phụ trách kế toán Bệnh viện về việc phân bổ các nguồn vật tư các kho theo các nguồn khác nhau đặc biệt là nguồn vật tư tài trợ viện trợ được nhập sang kho của Hành chính quản trị và kho vật tư tiêu hao. Điều này hoàn toàn trái với chỉ đạo bằng công văn của Giám đốc đã ban hành ngày 11/2/2020.

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sử dụng hàng vật tư tài trợ (được cho tặng, không mất tiền) được thể hiện xuất ra các khoa lâm sàng bằng kho hành chính quản trị điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nhưng lại vẫn kê khai giá vào phần mềm His của Bệnh viện và thanh toán vào chi phí điều trị để trục lợi ngân sách Nhà nước.

Việc làm này có dấu hiệu trục lợi. Số tiền trục lợi lên tới hàng tỷ đồng (trong đó hai loại vật tư có giá trị cao là khẩu trang N95-3M, 60.000 đồng/cái, Bộ trang phục phòng dịch có 2 loại 1 loại 150.000 và 1 loại 400.000). Đáng nói, trong cả năm 2020 thì Bệnh viện không hề nhập kho bất kỳ một bộ trang phục phòng chống dịch nào của Công ty Danameco được mua từ nguồn chống dịch.

Ngoài ra, đối với nguồn hàng tài trợ, viện trợ được nhập kho vật tư tiêu hao thì Bệnh viện thu tiền của bệnh nhân là người nước ngoài điều trị Covid-19 tại Bệnh viện với giá 150.000 đồng/bộ phòng chống dịch (theo giá ký hợp đồng với Công ty Danameco).

Theo Công văn số 1884/BTC-HCSN ban hành ngày 18/2/2019 của Bộ Tài chính gửi Bộ Y tế có nêu rõ về hướng dẫn quản lý và sử dụng khoản tài trợ: Phải theo đúng mục đích của bên tài trợ và quy định của pháp luật liên quan. Riêng đơn vị nhận tài trợ là là bệnh viện khi sử dụng thuốc, sinh phẩm hóa chất, vật tư tiêu hao từ nguồn tài trợ cho khám bệnh, chữa bệnh đơn vị không được thu tiền của người bệnh hoặc đề nghị cơ quan BHXH thanh toán từ nguồn quỹ BHYT.

Nếu tính tổng số lượng được xuất ra từ kho hành chính quản trị đối với hàng tài trợ, viện trợ bao gồm khẩu trang N95 – 3M, bộ trang phục phòng chống dịch từ tháng 3 đến tháng 9/2020 thì con số lên đến 2 tỷ đồng, chưa kể đến kho vật tư tiêu hao xuất ra thu tiền của bệnh nhân là người nước ngoài.

Chi phí điều trị cho bệnh nhân dương tính với Covid-19 là kinh phí từ ngân sách Nhà nước chi trả. Do đó, những việc làm nêu trên là bất thường, cần được làm rõ.

Để làm rõ những dấu hiệu sai phạm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương do bạn đọc phán ánh, Báo Công Thương đã liên hệ phỏng vấn với lãnh đạo Bệnh viện và sẽ thông tin tới bạn đọc khi có phản hồi từ đơn vị này.

Nghĩa Nhân

Tin cùng chuyên mục

Muốn giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải đăng ký thế nào?

Quảng Ninh: Sớm tìm giải pháp thích hợp để thông đường xuất nhập khẩu tại điểm Đại Vai

Vụ nhóm Bông hồng đen tự ý lấy máu để xét nghiệm HIV cho học sinh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Đồng Nai: Người dân bất an vì tuyến đường đầy ổ voi, sình lầy, xuống cấp nghiêm trọng

Mua bán số đề qua mạng sẽ đối diện mức xử phạt như thế nào?

Bao nhiêu tổng đài chăm sóc khách hàng đang… “bòn rút” của khách hàng!?

Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Dư luận mong chờ một bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội và nhân văn

Hải Dương: Cảnh sát giao thông lập chốt tuần tra ở nơi có nguy cơ mất an toàn giao thông

Hộp thư ngày 25/7/2023: Phản ánh liên quan Trung tâm Quatest 1, Cục Thuế Hải Dương

Phiên tòa chuyến bay giải cứu: Sự “ca ngợi” lệch lạc, đáng phê phán

Cần siết chặt quản lý những lớp đào tạo chứng khoán tự phát

Vì sao các vụ việc chó Pitbull tấn công người vẫn liên tiếp xảy ra?

Sửa đổi Luật Đất đai cần thống nhất với hệ thống pháp luật

Bàn luận thêm về sự minh bạch và sự công bằng trong giá điện tại Việt Nam

Chuyên gia nhận định và khuyến cáo phòng tránh siêu bão số 4 - Noru

Zalo thu phí: Còn nhiều ý kiến trái chiều

Hướng dẫn tra cứu, tìm mộ liệt sĩ trên trang web "thongtinlietsi"

Lâm Đồng: Thu hút đầu tư nhưng để doanh nghiệp tự “bơi”

Hơn 6.000 con gà bị sét đánh chết ở tỉnh Hải Dương

Sân vận động Mỹ Đình trước nguy cơ kê biên, đấu giá để siết nợ: “Quýt” làm “cam” chịu?