Nguyên nhân và giải pháp giải tỏa ách tắc xuất nhập khẩu ở biên giới phía Bắc

Ách tắc phương tiện, hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc hiện nay rất lớn, nguyên nhân chính do phía Trung Quốc siết chặt quản lý để phòng chống dịch. Một trong những giải pháp cấp bách hiện nay là phải kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19 ở các khu vực cửa khẩu, từ đó tạo niềm tin để trao đổi, đàm phán với phía Trung Quốc nới lỏng kiểm soát nhằm đẩy nhanh thông quan hàng hóa, thì tình hình mới sớm được cải thiện.

Đó là khuyến nghị của đại diện Tổng cục Hải quan trong cuộc họp báo chuyên đề về “Tháo gỡ khó khăn thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc”, diễn ra chiều ngày 21/12/2021.

Ách tắc qui mô lớn

Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến ngày 21/12/2021, trên các cửa khẩu biên giới phía Bắc, còn tồn đọng khoảng 6.200 phương tiện (chủ yếu là chở hàng hóa nông sản) xuất khẩu chưa thể thực hiện thủ tục thông quan; ở chiều ngược lại, có khoảng trên 3.000 xe hàng nhập khẩu bị ách tắc ở các bãi xe phía Trung Quốc chưa thể làm thủ tục thông quan sang Việt Nam. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là ở các cửa khẩu biên giới trên địa bàn 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Đại diện Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết, lượng hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu trên điọa bàn Lạng Sơn hiện nay chỉ đạt khoảng 300-400 xe/ngày, trong khi hàng hoá từ nội địa đưa lên các cửa khẩu rất lớn, năng lực bến bãi thì có hạn, đã dẫn đến ùn tắc. Tính đến sáng ngày 21/12/2021, tổng lượng xe tồn tại 03 khu vực cửa khẩu gồm Cửa khẩu Hữu Nghị, Cửa khẩu Tân Thanh, Cửa khẩu Chi Ma là 4.461 xe (chỉ giảm được 137 xe so với ngày 20/12/2021). Trong đó, Cửa khẩu Hữu Nghị tồn 1.389 xe (chờ xuất khẩu 183 xe, tại bãi trung chuyển 1.206 xe), chủ yếu là mặt hàng mít, thanh long, ván bóc, linh kiện điện tử; Cửa khẩu Tân Thanh tồn 2.456 xe (tại Bến xe Bảo Nguyên 930 xe, bãi xe Cốc Nam 252 xe, khu phi thuế quan 1.124 xe), chủ yếu là các mặt hàng dưa hấu, thanh long, chuối xanh, mít, xoài; Cửa khẩu Chi Ma tồn 616 xe, chủ yếu là mặt hàng tinh bột sắn).

Nguyên nhân và giải pháp giải tỏa ách tắc xuất nhập khẩu ở biên giới phía Bắc
Họp báo chuyên đề tháo gỡ ách tắc hàng hoá thông quan tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Trong khi đó, Tổng Lãnh sứ quán Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc cũng cho biết, tính đến ngày 16/12/2021 lượng phương tiện hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam vẫn còn tồn đọng ở phía Trung Quốc khoảng 2.400 xe.

Ách tắc phương tiện và hàng hóa, đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, chất lượng hàng hóa, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, khó kiểm soát phòng chống dịch bệnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn từ 01/12/2021 đến hết ngày 15/12/2021 chỉ đạt 121,65 triệu USD (giảm 40,5% so với cùng kỳ tháng 11/2021 và giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2020).

Tại tỉnh Quảng Ninh, tính đến đến 21/12/2021, khu vực cầu Bắc Luân II tồn 346 xe chờ xuất khẩu (hoa quả và đồ gỗ mỹ nghệ); khu vực cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) tồn khoảng 289 xe của Việt Nam đã làm thủ tục xuất cảnh sang nhận hàng về Việt Nam nhưng chưa được là thủ tục (nguyên liệu phục vụ sản xuất theo loại hình gia công, hàng quá cảnh và hàng hóa tiêu dùng); khu vực Lối mở Cầu phao Km3+4 tồn đọng khoảng 1.188 xe (thủy hải sản đông lạnh và nông sản); khu vực Cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu phương tiện từ Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam giao hàng xong về chậm khiến tồn đọng nhiều xe, gây ách tắc tại cửa khẩu, nhiều thời điểm bãi tập kết không còn chỗ trống để tiếp nhận thêm phương tiện chở hàng nhập khẩu về làm thủ tục.

Tại tỉnh Lào Cai, không xảy ra tình trạng ách tắc, nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đã giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2020. Tại Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên…, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu không cao, thông quan hàng hóa không bị ảnh hưởng nhiều.

Nguyên nhân ùn tắc thì rất nhiều, nhưng theo đại diện Tổng cục Hải quan, nguyên nhân chính do phía Trung Quốc tăng cường phòng chống dịch Covid-19 khiến hàng hóa qua lại khu vực biên giới bị hạn chế, có những cửa khẩu chỉ đáp ứng được thông quan hàng hóa khoảng 20- 25% so với bình thường. Có địa phương phía Trung Quốc còn yêu cầu lái xe chuyên trách chở hàng qua cửa khẩu khi điều khiển xe sang Trung Quốc giao hàng phải về Việt Nam trong ngày, niêm phong cabin lái xe không được xuống xe, lái xe phải được tiêm đủ 02 mũi vắc xin, thực hiện xét nghiệm PCR định kỳ 03 ngày/lần;

Nguyên nhân và giải pháp giải tỏa ách tắc xuất nhập khẩu ở biên giới phía Bắc
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn. Ảnh NQ

Bên cạnh đó, để tập trung chống dịch, phía Trung Quốc đã chuyển một số cán bộ kiểm dịch hải quan sang hỗ trợ công tác kiểm soát người Trung Quốc nhập cảnh về nước ăn Tết nên lực lượng hải quan giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa hiện nay rất mỏng, khiến tốc độ thông quan hàng hóa diễn ra rất chậm. Chính quyền thành phố Đông Hưng còn thông báo tạm dừng thông quan người và hàng hóa qua cửa khẩu Đông Hưng (gồm cả cặp chợ biên giới) từ 0h ngày 21 tháng 12 năm 2021.

Tại Việt Nam, nông sản các tỉnh phía Nam vào vụ thu hoạch, sản lượng tăng và nhu cầu tiêu dùng dịp lễ, Tết của thị trường Trung Quốc tăng cao nên các doanh nghiệp đưa hàng hóa lên cửa khẩu để xuất khẩu tăng. Thông tin về tình thông uqan hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới phổ biến đến các doanh nghiệp xuất khẩu, thương lái không được đầy đủ, kịp thời.

Chú trọng kiểm soát dịch

Để đẩy nhanh thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải biên giới thông quan ngay trong ngày hàng hóa xuất khẩu là nông sản; giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa; thường xuyên trao đổi với cơ quan kiểm dịch để thực hiện nhanh chóng thủ tục cho doanh nghiệp; bố trí cán bộ công chức giải quyết thủ tục thông quan nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ; phối hợp với các lực lượng biên phòng, công an để điều tiết giao thông; thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin về chính sách của Trung Quốc để tuyên truyền tới doanh nghiệp; khuyến khích và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện khai báo hồ sơ hải quan điện tử để thông quan nhanh hàng hóa,…

Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng đã kiến nghị các bộ, ngành liên quan và các địa phương biên giới phía Bắc cần có các giải pháp đồng bộ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giải quyết nhanh tình trạng ùn tắc hiện nay.

Thông tin từ phía Trung Quốc phản hồi lại cho thấy, vấn đề kiểm soát dịch bệnh Covid-19 ở cửa khẩu hiện tại họ đặt ưu tiên lên hàng đầu. Ông Vi Công Tường - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, cho rằng, một trong những giải pháp cấp bách hiện nay, là các địa phương biên giới Việt Nam cần phải kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19 tại cửa khẩu, từ đó tạo niềm tin để trao đổi, đàm phán với phía Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát, thì tình hình hình thông quan hàng hóa mới sớm được cải thiện nhanh.

Hiện một số đối tác phía Trung Quốc xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thông báo với các doanh nghiệp Việt Nam từ ngày 21/12/2021, tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa cho đến khi có thông báo mới.

Còn tại Lạng Sơn, Chính quyền nhân dân Thị Bằng Tường (Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) ngày 18/12/2021, đã có công thư đề nghị chính quyền tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan chức năng ngay lập tức tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho tất cả mọi người ở khu vực cửa khẩu và thông báo kết quả xét nghiệm cho phía Bằng Tường; yêu cầu các nhân viên làm việc trong khu vực cửa khẩu của Việt Nam mỗi ngày phải xét nghiệm một lần và áp dụng tiêu chuẩn xét nghiệm quốc tế đồng thời tham chiếu với tiêu chuẩn của Trung Quốc; đề nghị tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các lực lượng hải quan, biên phòng, lái xe chuyên trách chấp hành nghiêm túc các qui định về phòng chống dịch bệnh; tăng cường quản lý khép kín tập trung đối với đội ngũ lái xe chuyên trách qua cửa khẩu, cũng như những người có rủi ro dịch bệnh cao có liên quan đến thực phẩm bảo quan lạnh và nhân viên của các cơ quan hải quan, biên phòng...

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo đạt gần 8,5 triệu tấn với 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản chính thức vượt đích 2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản chính thức vượt đích 2024

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2024 đạt 56,74 tỷ USD, con số này đã vượt đích mà ngành nông nghiệp đã đặt ra cho năm nay.
Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?

Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, GS.TS John Kent - Trường Đại học Arkaansas (Hoa Kỳ) đã có nhiều khuyến nghị để phát triển ngành logistics tại Việt Nam.
90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan, đồng thời hạn chế thương mại gấp 3 lần các biện pháp thuế quan.
Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Tuyến đường sắt từ Trung Quốc sang châu Á đến Đông Âu sẽ là lựa chọn dịch vụ logistics mới rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển khi xuất khẩu sang châu Âu.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu 2024 dự báo tăng cao nhất kể từ năm 2021

Xuất khẩu 2024 dự báo tăng cao nhất kể từ năm 2021

Báo cáo mới công bố của UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ tăng 18%, cao nhất kể từ năm 2021.
Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Sự đồng hành của Đảng, Nhà nước và sự quyết tâm của doanh nghiệp sẽ đưa ngành logistics Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu thương mại tự do vừa được Bộ Công Thương phát hành đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam.
Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan trong 10 tháng năm 2024. Hiện đây là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ tư của Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện công tác chuẩn bị cho sự kiện Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 đã hoàn tất.
Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy chững nhẹ với giá trị đạt 924 triệu USD, đưa kim ngạch 11 tháng đạt gần 9,2 tỷ USD
Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp. Tháng 10/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD.
Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng, khoáng sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 với 9,75 triệu tấn và 5,96 triệu tấn.
‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Nhiều quốc gia đầu tư nuôi cá tra để phục vụ nhu cầu nội địa và giảm nhập khẩu, cùng những khó khăn nội tại khiến cá tra Việt Nam đứng trước áp lực không nhỏ.
Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Indonesia, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, có thể sẽ không nhập khẩu gạo vào năm 2025.
Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, tại khách sạn The Grand Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logisctis Việt Nam 2024.
Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.
Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động