Thứ sáu 04/04/2025 08:31

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu rau củ vào Đài Loan tăng gần 70%

Hàng rau củ mà thị trường Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 đạt 60,7 nghìn tấn, trị giá 40,3 triệu USD, tăng 81,6% về lượng và tăng 68,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Đài Loan, nhập khẩu hàng rau củ (mã HS 07) vào thị trường Đài Loan trong 9 tháng năm 2021 đạt 295,5 nghìn tấn, trị giá 232,9 triệu USD, tăng 3,9% về lượng và tăng 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp hàng rau củ (mã HS 07) lớn nhất cho thị trường Đài Loan, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 20,6% tổng lượng hàng rau củ nhập khẩu. Hàng rau củ nhập khẩu từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 đạt 60,7 nghìn tấn, trị giá 40,3 triệu USD, tăng 81,6% về lượng và tăng 68,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Qua số liệu thống kê cho thấy, người tiêu dùng tại thị trường Đài Loan quan tâm nhiều tới các sản phẩm rau củ của Việt Nam, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau củ sang thị trường Đài Loan trong thời gian tới khi nhu cầu nhập khẩu chủng loại này của thị trường Đài Loan ngày càng tăng.

Về mặt chủng loại, 9 tháng năm 2021, thị trường Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất chủng loại bắp cải, hoa lơ, su hào, cải xoăn và cây họ bắp cải ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh (mã HS 0704), đạt 93,9 nghìn tấn, trị giá 45,8 triệu USD, tăng 33,4% về lượng và tăng 46,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp lớn nhất chủng loại này cho thị trường Đài Loan trong 9 tháng năm 2021 với 51,7 nghìn tấn, trị giá 26,4 triệu USD, tăng 117,8% về lượng và tăng 130% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 55% tổng lượng nhập khẩu chủng loại mã HS 0704 vào thị trường này.

Theo nguồn FreshPlaza.com, tình trạng thiếu nước từ cuối năm 2020 đến nửa đầu năm 2021 đã ảnh hưởng đến sản xuất rau của Đài Loan. Mùa bão từ giữa năm 2021 cũng ảnh hưởng đến sản xuất. Nguồn cung trong nước thấp hơn bình thường đã khiến giá rau trong nước tăng lên mức cao mới.

Bên cạnh đó, tại Đài Loan có mật độ cửa hàng tiện lợi cao thứ hai trên thế giới. Sự mở rộng nhanh chóng của các điểm bán lẻ trong những năm gần đây đã giúp người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, thị trường Đài Loan có nền kinh tế phát triển cao, GDP bình quân đầu người cao, tỷ lệ chi tiêu cho lương thực bình quân đầu người cao.

Theo Báo Hải quan
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’