Thứ năm 14/11/2024 18:16
Giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số

Nghịch lý thừa - thiếu giáo viên

Sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm gần như không có cơ hội bước chân vào biên chế. Trong khi, nhiều giáo viên đang đứng lớp phải “gánh” lượng công việc nhiều hơn so với quy định. Nghịch lý này đang diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố ở vùng dân tộc thiểu số.
Cô giáo mầm non dù vất vả, nhưng vẫn còn hơn những giáo viên không có cơ hội theo đuổi ngành nghề mà mình đã chọn

Có lớp nhưng... thiếu thầy

Trên thực tế, nguồn giáo viên tiểu học, mầm non ở các địa phương là không hề thiếu, vì hằng năm các trường trung cấp, cao đẳng sư phạm của các tỉnh, thành phố vẫn đảm bảo chỉ tiêu. Tuy nhiên, do vướng cơ chế trong việc tuyển dụng giáo viên, đặc biệt là biên chế nên việc thiếu giáo viên vẫn khá phổ biến và tình trạng giáo viên ra trường xếp hàng mòn mỏi đợi việc cũng xảy ra ở nhiều địa phương.

Trao đổi về vấn đề này, Trưởng phòng Giáo dục huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La – ông Trần Đức nêu ví dụ cụ thể ở địa phương mình: Hiện Vân Hồ đang thiếu khoảng hơn 100 giáo viên, chủ yếu là giáo viên mầm non và tiểu học. Vậy nhưng số lượng biên chế vẫn giữ nguyên từ năm 2013. Năm 2014, 2015, huyện không được Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Sơn La bổ sung thêm biên chế. Chính vì vậy, Phòng Giáo dục huyện Vân Hồ đành nói “không” với việc tuyển dụng thêm giáo viên, trừ một số rất ít giáo viên được tuyển để thay thế vào vị trí của các giáo viên về nghỉ hưu…

Có chung nỗi trăn trở như ông Trần Đức, bà Nguyễn Thị Minh Giang - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang chia sẻ: Hiện nay biên chế bổ sung cho sự nghiệp công lập ở Kiên Giang nói chung và ngành giáo dục Kiên Giang nói riêng đang gặp khó. Hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương trong 3 năm qua không được giao biên chế. Trong khi đó tỷ trọng trường lớp mầm non của Kiên Giang, đặc biệt là ở các huyện, xã có xuất phát điểm thấp đã và đang tăng rất nhanh… Vấn đề đặt ra là có tiền xây dựng trường lớp nhưng không có người để tổ chức triển khai thực hiện giảng dạy do không có biên chế. Nếu nhận hợp đồng giáo viên, ngành giáo dục cũng không có tiền trả lương, vì có biên chế thì ngân sách mới cấp lương!

Cũng chỉ vì thiếu giáo viên mà nhiều trường ở các tỉnh miền núi đang rơi vào tình trạng giáo viên phải dạy không đúng với lĩnh vực được đào tạo. Ví dụ như: Giáo viên dạy sử sang dạy văn, giáo viên toán dạy sinh..., giáo viên ngoại ngữ thì nhiều trường chưa có…

Ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên

Tới nhiều các điểm trường mầm non của các tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, như Sơn La, Yên Bái, Hà Giang... chúng tôi không khỏi ái ngại khi chứng kiến một cô giáo xoay xở với 25 – 45 em bé. Cô giáo có cố gắng bao nhiêu cũng không thể chăm sóc tận tình bấy nhiêu đứa trẻ. Mặc dù vậy, sau lời than thở, bao giờ cũng là những câu nói tự động viên của chính các cô: “Vất vả thật, nhưng còn hơn nhiều cô giáo tốt nghiệp xong, mơ mãi cũng chưa có được công việc như vậy”.

Thực tế, để giải quyết tình thế thiếu giáo viên, cụ thể như giáo viên mầm non, một số tỉnh đã hợp đồng theo phương án xã hội hóa (người dân đóng tiền chi trả cho giáo viên). Bên cạnh đó phải “xé nhỏ” bộ khung giáo viên trong các trường để phục vụ nhu cầu đang thiếu và các điểm trường “trắng” giáo viên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, ở địa bàn nhỏ... Để giải quyết nhu cầu bức xúc về biên chế giáo viên bậc học mầm non và tiểu học, các nhà quản lý giáo dục đều thống nhất khi cho rằng: Trước hết các bộ, ngành trung ương cần phê duyệt nhanh vấn đề vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó các địa phương, các ngành có cơ sở pháp lý, đủ điều kiện bổ sung biên chế cho sự nghiệp, thực hiện đúng như định mức giáo viên hiện nay.

Đặc biệt, cả nước đang triển khai thực hiện Nghị định 108 về tinh giản biên chế, tuy nhiên không thể áp dụng máy móc quy định giảm tới 10% cho ngành giáo dục như các đơn vị hành chính, mà phải bố trí theo định mức: Nơi đâu có học sinh thì phải có giáo viên!

Phương Tú

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập