Nghệ An: Hệ lụy từ lao động miền núi thiếu việc làm

Lao động miền núi thiếu việc làm và các chương trình mục tiêu quốc gia được các đại biểu quan tâm trong Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVIII.
Nghệ An: Hơn 2,6 nghìn tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Nghệ An: Tiến độ triển khai chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm

Lao động miền núi thiếu việc làm

Chiều 5/7, Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVIII tiếp tục với phiên thảo luận tổ. Nhiều đại biểu HĐND tỉnh băn khoăn, quan tâm đó là tình trạng lao động nông thôn miền núi Nghệ An thiếu việc làm dẫn đến nhiều hệ lụy.

Theo phản ánh từ các đại biểu, đối với các huyện miền núi ở Nghệ An trong đó có huyện Tương Dương, cử tri đồng bào các dân tộc vui mừng, phấn khởi và ghi nhận nhất là: Về xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn đạt được kết quả cao, đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, tăng cường mối đoàn kết toàn dân.

Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Huyện ủy Tương Dương phản ánh tình trạng lao động miền núi thiếu việc làm.
Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư huyện ủy Tương Dương phản ánh tình trạng lao động miền núi thiếu việc làm

Việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm ma túy, nhất là đẩy mạnh xây dựng xã sạch về ma túy đã mang lại cuộc sống thiết thực cho người dân; công tác an sinh xã hội được đẩy mạnh...

Tuy nhiên, cũng theo các đại biểu, một số vấn đề cử tri băn khoăn, quan tâm đó là tình trạng lao động nông thôn miền núi thiếu việc làm do biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn kéo dài; giá cả vật tư, phân bón, giống cây, giống con đầu vào tăng cao, nhưng sản phẩm đầu ra lại bấp bênh, giá cả xuống thấp, khó tiêu thụ; nhất là giá cả sản phẩm chăn nuôi, dẫn đến lao động nông thôn không mặn mà, tâm huyết trong sản xuất nông nghiệp, phải đi tìm việc làm khác hoặc đi làm ăn xa, dẫn đến ruộng đồng bỏ hoang nhiều.

Trong khi đó, dư địa nông nghiệp của Nghệ An còn lớn, lao động trong độ tuổi vắng mặt tại địa phương nhiều, làm ảnh hưởng, khó khăn đến một số vấn đề: huy động 4 tại chỗ tại địa phương; học sinh thiếu sự chăm sóc của cha mẹ.

Tại buổi thảo luận, ông Vương Quang Minh - Bí thư huyện ủy Quỳ Châu phản ánh thực trạng do lao động nông thôn thiếu việc làm nên nảy sinh nhiều hệ lụy, đó là tình trạng ly hôn tăng mạnh, trẻ em không được bố mẹ chăm sóc, tạo gánh nặng hệ lụy cho xã hội.

Liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị 21 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh, các đại biểu cho rằng đây là chủ trương được người dân đón nhận, tuy nhiên quá trình triển khai đối với các huyện 30a còn gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, việc hỗ trợ nhà ở theo Chỉ thị 21, mỗi căn nhà được hỗ trợ 50 triệu đồng còn chương trình mục tiêu quốc gia là 40 triệu đồng. Huyện thực hiện lồng ghép hai nguồn này lại nhưng vướng mắc về thủ tục hồ sơ. Đề nghị tỉnh hướng dẫn sớm cho việc lồng ghép các chương trình để người dân được thụ hưởng chính sách.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Một trong nhiều nội dung cũng được các đại biểu tập trung thảo luận đó là công tác giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư huyện ủy Tương Dương cho rằng, mặc dù đã được UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc, kết quả 6 tháng đầu năm có chuyển biến tích cực, nhưng đến thời điểm này mới giải ngân đạt 22%, khối lượng 6 tháng cuối năm là hết sức nặng nề, do đã đến mùa mưa lũ, thời gian còn ít, giá vật tư, vật liệu biến động... nên khó đạt được kế hoạch.

Nghệ An: Hệ lụy từ lao động miền núi thiếu việc làm
Tiến độ thực hiện giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia ở Nghệ An còn thấp

Các chương trình mục tiêu quốc gia là nguồn lực và động lực để phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Do vậy, ngoài khó khăn chung của cả nước, tỉnh Nghệ An cần phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, ngành, các chủ đầu tư và đề ra những giải pháp căn cơ, đồng bộ, thống nhất, nhất là vấn đề cải cách hành chính và công tác cán bộ để đẩy nhanh tiến độ, không để bị cắt, chuyển vốn” - ông Nguyễn Văn Hải đề xuất.

Ông Moong Văn Tình (huyện Quế Phong) - đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII cho rằng, tiến độ thực hiện giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp. Đề nghị các cấp, ngành cần đề cao trách nhiệm thực hiện để đồng bào sớm được thụ hưởng các chương trình. Song song tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn các sai phạm trong thực hiện.

Lý giải băn khoăn về các chương trình mục tiêu quốc gia có tỷ lệ giải ngân thấp nhất của cả nước, Phó Ban Dân tộc tỉnh - ông Lương Văn Khánh cho biết: Đây là chương trình mới với nhiều nội dung: 10 tiểu dự án, 36 nội dung, với 365 văn bản, tích hợp 118 chính sách để thực hiện.

Theo Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh, nguyên nhân cơ bản nhất là do các văn bản ban hành tổ chức thực hiện từ Chính phủ, bộ, ngành chậm. Từ năm 2021 Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành 51 văn bản. Tuy nhiên, các văn bản này đều có chỉnh sửa bổ sung, sửa đổi. Do đó, cơ sở chưa có hướng dẫn để thực hiện. Ngoài ra, trong công tác phân bổ vốn, Chính phủ thực hiện phân bổ vốn từng năm, không có kế hoạch trung hạn khó khăn cho cơ sở trong xây dựng kế hoạch.

Đề xuất các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Xeo Văn Nam - Phó Chủ tịch HĐND huyện Kỳ Sơn đề nghị HĐND tỉnh quy định định mức hỗ trợ đất sản xuất làm cơ sở để địa phương hỗ trợ đất sản xuất và hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nhân dân; quy định nội dung, định mức hỗ trợ phát triển sản xuất làm cơ sở hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế cộng đồng cho nhân dân. Đề nghị HĐND tỉnh bố trí thêm nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương để huyện thực hiện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn và phát triển các điểm tiềm năng du lịch gắn với phát huy, bảo tồn văn hóa truyền thống.

Cũng tại phiên thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ xi măng xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng các công trình giao thông vùng miền núi; việc tuyển dụng giáo viên mầm non. Đề nghị tỉnh quan tâm để nâng cấp hệ thống hồ đập đảm bảo nước tưới cho nhân dân sản xuất; hệ lụy thủy điện; giải quyết vướng mắc bàn giao đất lâm trường cho các địa phương; Đề nghị HĐND tỉnh quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng dự án dược liệu quý trên địa bàn huyện miền núi…

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Xem thêm