Chủ nhật 11/05/2025 05:56

Ngành mía đường sớm hồi phục?

Tác động tích cực từ biện pháp phòng vệ thương mại cùng với nguồn cung trong nước thiếu hụt khiến giá đường nội địa tiếp tục tăng theo hướng có lợi cho sản xuất trong nước. Với những tín hiệu tích cực này, nhiều chuyên gia cho rằng, năm nay ngành mía đường có triển vọng hồi phục.

Sau quá trình điều tra, Bộ Công Thương mới đây đã quyết định áp thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức 48,88% với đường tinh luyện và 33,88% với đường thô nhập khẩu từ Thái Lan. Quyết định này có hiệu lực trong vòng 120 ngày, kể từ ngày 17/2/2021, có khả năng áp dụng hồi tố 90 ngày (trước ngày 17/2/2021) trong trường hợp kết luận điều tra cuối cùng xác định có thiệt hại đáng kể, hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất mía đường trong nước.

Theo đánh giá của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), tác động từ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu đã khiến lượng đường nhập khẩu chính ngạch cũng như đường nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam giảm. Lần đầu tiên, đường sản xuất trong nước đã không còn bị chèn ép bởi đường giá rẻ nhập lậu từ Thái Lan trong nhiều năm gần đây, giá đường sản xuất ở trong nước đã tăng lên đáng kể có lợi cho sản xuất. Các nhà máy đường trên cả nước hầu hết đã điều chỉnh giá mua mía cho nông dân niên vụ 2020 - 2021, tăng bình quân khoảng 15 - 20% so với niên vụ trước.

Ông Ngô Minh Chí - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp Phước Điền (Tây Ninh), đơn vị đang canh tác khoảng 700 ha mía - cho biết: Ba năm gần đây, giá đường sản xuất trong nước đã bị tụt giảm thê thảm, do không thể cạnh tranh với đường nhập lậu. Nhiều nhà máy đường thua lỗ đã phải đóng cửa, người nông dân gặp khó khăn, nhiều nơi nông dân bỏ mía. Quyết định áp thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá tạm thời đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan của Bộ Công Thương đã góp phần tích cực bảo vệ sản xuất mía đường trong nước trước sức ép hủy diệt của đường nhập lậu giá rẻ từ Thái Lan do được trợ cấp và bán phá giá. Nhiều nhà máy đường và người nông dân trồng mía đang rất phấn khởi, kỳ vọng ngành mía đường sẽ hồi phục phát triển.

Các nhà máy đường có chi phí sản xuất ngoài vụ thấp (gần nguồn nhiên liệu sinh khối để phát điện) có thể phát huy lợi thế này, tận dụng cơ hội giá đường tăng để tăng sản lượng đường luyện từ đường thô, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Lan Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo