Gia Lai: Cần hướng đến xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh

Mía đường đang trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Trước áp lực cạnh tranh đòi hỏi địa phương phải xây dựng chuỗi giá trị mía đường đủ mạnh.
Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường Giá mía Việt Nam đã tương đương với các nước trong khu vực

Vẫn đối diện với bài toán cạnh tranh

Với đặc điểm khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chiếm 58,7% cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, Gia Lai có thể mạnh phát triển các cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu và đặc biệt là cây mía, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở địa phương.

Vùng nguyên liệu mía của Công ty Thành Thành Công Gia Lai. Ảnh TTC Gia Lai cung cấp
Vùng nguyên liệu mía của Công ty Thành Thành Công Gia Lai. (Ảnh: TTC Gia Lai)

Riêng với diện tích trồng mía, Gia Lai hiện hơn có 40.000 ha, chiếm phần diện tích lớn trong tổng diện tích trồng mía nguyên liệu ở Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Cây mía không chỉ giúp tạo sinh kế cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn mà còn là yếu tố thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 nhà máy đường đang hoạt động là Thành Thành Công với công suất 6.000 tấn mía cây/ngày, diện tích vùng nguyên liệu là 1.576 ha; nhà máy đường An Khê với công suất 18.000 tấn mía cây/ngày với diện tích vùng nguyên liệu là 57.839 ha. Niên vụ 2023/24, sản lượng đường sản xuất của 2 nhà máy trên đạt 215 nghìn tấn đường, chiếm 20% tổng sản lượng đường sản xuất của cả nước.

Tuy nhiên, theo ông Dương Mah Tiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, diện tích và sản lượng mía của Gia Lai rất lớn, nhưng còn chưa tập trung, nên công tác cơ giới hóa công nghệ sản xuất còn có mặt hạn chế. Đơn cử, có nhiều vùng mía ở khu vực cao, tốn nhiều công chăm sóc, thu hoạch.

Rất nhiều hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu đã được các cơ quan chức năng phát hiện tại hầu như các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, công tác đấu tranh chống gian lận đường nhập lậu vẫn còn thiếu hiệu quả, nhiều kẽ hở và điều bất thường và đang bị các đối tượng kinh doanh phi pháp lợi dụng.

Trước những thách thức trên, ông Tiệp đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ xây dựng triển khai kế hoạch cụ thể để phát triển mạnh các hợp tác xã trồng mía, liên kết với các nhà máy đường để hoạt động hiệu quả, ngăn chặn tình trạng chênh mua chênh bán mía, vi phạm hợp đồng trong hoạt động tiêu thụ mía. Cùng với đó, đề nghị các cơ qua chức năng đẩy mạnh công tác khảo nghiệm, lựa chọn giống mía năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh để đưa vào sản xuất.

Cần xây dựng theo chuỗi giá trị

Ở góc độ Hiệp hội, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam - cho biết, đường nhập lậu đang ảnh hưởng mạnh đến mía đường Việt Nam.

Trước khi ngành đường thực thi cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (thuế nhập khẩu ở mức 5%), Việt Nam có 41 nhà máy đường nhưng đến niên vụ sản xuất 2021 - 2022 chỉ còn 25 nhà máy hoạt động, 16 nhà máy buộc phải đóng cửa. Điều đáng nói, hơn 100.000 gia đình trồng mía phải chuyển sang cây trồng khác.

Đặc biệt, giai đoạn 2020 - 2022, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khu vực biên giới bị kiểm soát chặt chẽ nên đường nhập lậu giảm bớt. Tuy nhiên, sau đó, đường nhập lậu đã tăng mạnh trở lại vào năm 2023 và đầu năm 2024.

Mặc dù sau đó các trùm buôn lậu đường đã bị bắt nhưng tình trạng đường nhập lậu vẫn tiếp diễn, không suy giảm. Đường nhập lập đã tác động mạnh đến chuỗi liên kết sản xuất mía đường. Kể từ khi kết thúc vụ ép 2023 - 2024 đến nay, hầu như các nhà máy không thể bán được đường bởi đường nhập khẩu thống trị.

“Dù rất nhiều hành vi gian lận thương mại, đường nhập lậu đã được các cơ quan chức năng phát hiện tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhưng công tác đấu tranh còn thiếu hiệu quả. Nhiều kẽ hở đang bị các đối tượng kinh doanh phi pháp lợi dụng”, ông Lộc thông tin.

Theo Tổng cục Hải quan, lượng đường lỏng siro ngô HFCS nhập khẩu đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Loại đường này đa số được nhập khẩu bởi các công ty sản xuất nước giải khát để thay thế đường mía.

Trong 3 năm gần đây, tốc độ gia tăng đường nhập khẩu là 226%. Riêng trong năm 2023, lượng đường lỏng siro ngô HFCS đã lấy mất thị phần tương đương 300.000 tấn đường trong ngành nước giải khát. Việc đường lỏng siro ngô đổ bộ vào Việt Nam đã dẫn đến hệ quả thu hẹp thị phần đường trong ngành nước giải khát vụ 2023 - 2024 xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Một thách thức khác được ông Nguyễn Văn Lộc chỉ ra là tình trạng biến đổi khí hậu khiến các vùng trồng mía trọng điểm của Việt Nam đang phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt, cháy rừng.

Trước những thách thức trên, ông Lộc cho rằng, để phát triển ngành mía đường Việt Nam nói chung và tại tỉnh Gia Lai nói riêng, trong thời gian tới, cần phải củng cố phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất, xây dựng thị trường đường lành mạnh, phát triển hài hòa.

Đặc biệt, Việt Nam cần đẩy mạnh phòng chống các hành vi gian lận thương mại đối với thị trường đường. Mặt khác, triển khai các chương trình tuyển chọn giống mía chất lượng, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu để phát triển hiệu quả ngành mía đường.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động