Thứ hai 25/11/2024 08:58

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh tiên phong xây dựng tòa nhà xanh

Một trong tiêu chí quan trọng để đạt được chứng chỉ tòa nhà xanh là việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, trong đó có sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Tòa nhà xanh - xu hướng chọn lựa mới của doanh nghiệp

Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất, mang tính toàn cầu và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả nhân loại. Trong bối cảnh toàn thế giới chung tay thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu, tại Việt Nam, từ cuối năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 về Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu và gần đây Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, cùng nhiều chương trình hành động thiết thực khác nhằm thể hiện sự quyết tâm chung tay cùng thế giới chống lại biến đổi khí hậu.

Trụ sở Công ty Công nghệ thông tin Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh được xây dựng theo các tiêu chuẩn tòa nhà xanh

Hiện nay, tại Việt Nam có 3 tiêu chuẩn phổ biến để đánh giá chất lượng và mức độ xanh của một công trình xây dựng. Đó là tiêu chuẩn LOTUS (là hệ thống tiêu chí công trình xanh đầu tiên được phát triển dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam- được được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam); tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy and Environmental Design- hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh) của hội đồng công trình xanh Mỹ và tiêu chuẩn EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies - chứng chỉ công nhận công trình xanh) của tổ chức IFC (International Finance Corporation) thuộc Ngân hàng Thế giới. Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn khác như Green Mark (tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh của Singapore)... cũng được dùng để đánh giá công trình xây dựng xanh.

Giới chuyên gia cho rằng, trong tổng thể các hoạt động chống biến đổi khí hậu, việc phát triển công trình, tòa nhà xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn của đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, việc phát triển kiến trúc xanh, xây dựng xanh nhằm tạo lập những công trình xanh sẽ mang lại rất nhiều giá trị gia tăng và tạo nên sự phát triển bền vững.

Theo ông Troy Griffiths - Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam, các tòa nhà cao tầng thường có lượng khí thải lớn, do đó hầu hết dự án phát triển gần đây đòi hỏi phải có chứng chỉ về môi trường, xã hội, quản trị hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn của môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Hiện nay, rất nhiều công trình, tòa nhà mới đều được phát triển để đủ điều kiện nhận chứng chỉ xanh… bao gồm cả các dự án khu công nghiệp.

Một trong các tiêu chí quan trọng để đạt được chứng chỉ công trình xanh là việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, trong đó có sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối…

Phát triển công trình xanh góp phần tiết kiệm năng lượng

Ghi nhận thực tế cho thấy, chính những cam kết của các doanh nghiệp về việc không phát thải khí carbon, đã thúc đẩy gia tăng những công trình xanh theo hướng tích cực.

Là một trong những đơn vị tiên phong của ngành điện về phát triển công trình xanh, tòa nhà xanh từ năm 2018, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh(EVNHCMC) đã triển khai lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà tại trụ sở làm việc của tất cả 23 đơn vị thành viên, tại nhà điều hành của toàn bộ 57 trạm biến áp 110-220kV thuộc phạm vi quản lý, với tổng công suất lắp đặt 5.233 kWp.

Hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà tại trụ sở Công ty Công nghệ thông tin Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh vừa cung cấp điện, vừa chống nóng cho tòa nhà

Đặc biệt, đối với các dự án xây dựng trạm biến áp 110-220kV mới, việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà được ngành điện TP. Hồ Chí Minh triển khai từ giai đoạn thiết kế và đây là yêu cầu bắt buộc (trạm 110 kV công suất đặt khoảng 20-24kWp; trạm 220kV công suất đặt khoảng 40-50kWp).

Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cho biết, sản lượng điện phát ra từ hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà được sử dụng tại trụ sở làm việc của đơn vị hay nhà điều hành các trạm biến áp hoặc phát bổ sung lên hệ thống khi không dùng hết, góp phần giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đơn cử như hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà do Công ty lưới điện cao thế TP. Hồ Chí Minh quản lý, riêng trong 5 tháng đầu năm 2022 có sản lượng điện phát ra 765,7kWh, trong đó phát lên lưới là 235,2kWh (chiếm 30,7%).

Không dừng lại ở việc đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh còn chủ động áp dụng các tiêu chuẩn tòa nhà xanh vào các công trình mới của tổng công ty. Điển hình khi xây dựng trụ sở làm việc của Công ty Công nghệ thông tin (hoàn thành cuối năm 2020), tổng công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn tòa nhà xanh theo các tiêu chuẩn quốc tế LEED cấp độ Vàng/Gold ngay từ giai đoạn thiết kế. Theo đó, tòa nhà được thiết kế nhằm đạt 75/110 điểm - trong khung điểm cấp độ Vàng/Gold là 60-79 điểm (tiêu chuẩn LEED), trong đó phần sử dụng năng lượng tái tạo đạt 3 điểm (là điểm tối đa nếu sử dụng năng lượng tái tạo và đạt 10% năng lượng tiêu thụ của cả tòa nhà).

Thực tế, trụ sở của Công ty Công nghệ thông tin (thuộc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh) được lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà với tổng công suất 135kWp, tương ứng trên 20% tổng công suất thiết kế nguồn điện của tòa nhà. Tòa nhà cũng được lắp đặt hệ thống vách ngăn chống bức xạ nhiệt, giảm chi phí làm mát cho bên trong tòa nhà. Cùng với đó, những tiểu cảnh, mảng xanh được bố trí nhiều nơi, làm tòa nhà trở nên thân thiện với môi trường.

Hiện nay, đơn vị này đang tập hợp các hồ sơ, thực hiện các thủ tục để xin cấp chứng chỉ xanh cấp độ Advance (mức tiết kiệm năng lượngtại chỗ từ 40% trở lên) theo tiêu chuẩn EDGE - do Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng thế giới (WB) cấp, dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2022.

Việc Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanhgiai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, cùng với tiêu chí quan trọng để đạt được chứng chỉ công trình xanh là việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, sẽ là lực đẩy để các doanh nghiệp thúc đẩy, tạo lập những công trình xanh, nhằm mang lại nhiều giá trị và hướng đến sự phát triển bền vững.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Quốc khánh 2/9

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh