Thứ bảy 10/05/2025 11:24

Ngành dệt may: “Xanh” từ chính sách

Theo Dự thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đang được Bộ Công Thương rà soát lần cuối.

Theo Dự thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đang được Bộ Công Thương rà soát lần cuối để trình Chính phủ xem xét phê duyệt, nhiều giải pháp về chính sách, công nghệ, phát triển nguyên, phụ liệu… đã được đưa ra nhằm giúp ngành đón đầu xu hướng sản xuất “xanh” của thế giới.

Khuyến khích đầu tư vào sản xuất xanh

Một năm nhiều biến động

Nhìn lại năm 2022, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - cho rằng, doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước đã trải qua một năm với nhiều biến động, sắc thái. Nửa đầu năm, thị trường rất sáng, DN sản xuất hết công suất phục vụ cho đơn hàng xuất khẩu (XK) dồi dào. Kết quả 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XK dệt may đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, bước sang tháng 8/2022, XK dệt may có dấu hiệu giảm tốc, đơn hàng giảm mạnh, thậm chí sang tháng 9/2022 đã có tình trạng thiếu đơn hàng. Tháng 10/2022, lần đầu tiên kim ngạch XK dệt may giảm 3,3% so cùng kỳ năm 2021. Dù vậy, với rất nhiều nỗ lực, chắt chiu, năm 2022 ngành dệt may Việt Nam dự kiến về đích với khoảng 42 tỷ USD kim ngạch XK. “Kết quả đạt được này là nỗ lực rất lớn của ngành dệt may Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trường thế giới chững mạnh trong quý cuối cùng của năm” - ông Vũ Đức Giang nói.

Theo ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Vinatex, thông thường thị trường có tín hiệu báo trước khoảng 6 tháng mới thực sự bước vào giai đoạn khó khăn. Thế nhưng năm 2022, 6 tháng đầu năm, kết quả sản xuất, kinh doanh của tập đoàn hết sức rực rỡ, tăng trưởng quý I đạt tới hơn 40%, hết quý II đạt 35% và hoàn thành xong kế hoạch lợi nhuận cả năm. “Chỉ trong vòng 2 tháng, bối cảnh xoay chuyển hoàn toàn, đơn hàng giảm mạnh, bao gồm cả đơn hàng đã booking (đặt sản xuất). Từ tháng 8,9,10 đơn hàng cứ rơi rụng dần, mỗi tuần lãnh đạo doanh nghiệp chỉ nhận được tin hủy hoặc chậm lại đơn hàng” - ông Lê Tiến Trường nói.

Chiến lược dài hạn

Năm 2023, điều đáng lo với DN dệt may là chưa nhìn thấy thời điểm phục hồi của nhu cầu thị trường để phân bổ nguồn lực chống chọi cho phù hợp. Thêm đó, yếu tố “xanh” không còn là lựa chọn mà đang dần được luật hóa tại các thị trường XK trọng điểm của dệt may Việt Nam, cụ thể như EU. Năm nay, EU đã đưa ra một số đề xuất trong Thỏa thuận xanh, trong đó có Chiến lược phát triển bền vững, tuần hoàn cho dệt may và yêu cầu về tiêu chuẩn xanh cho sản phẩm may mặc xuất sang thị trường này.

Rào cản lớn nhất mà các DN dệt may xuất khẩu phải đối mặt khi “xanh” hóa sản xuất là khó kiểm soát được chất lượng của chuỗi cung ứng, nhất là nguyên, phụ liệu. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần tạo hành lang chính sách để khuyến khích DN đầu tư vào hướng sản xuất xanh.

Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương - cho biết: Bộ Công Thương phối hợp với các bên liên quan xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày từ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2035. Dự thảo Chiến lược hiện đang được tiến hành rà soát lần cuối, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Đối với nhóm giải pháp đổi mới khoa học, công nghệ và phát triển bền vững, xanh hóa ngành, chiến lược nêu cụ thể: Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, công nghệ sạch; khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong sản xuất và phát triển các loại nguyên, phụ liệu trong nước chưa sản xuất được, các sản phẩm dệt may, da giày chất lượng cao, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.

Cùng đó, xây dựng chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Rà soát và tham khảo các tiêu chuẩn, yêu cầu, quy định quốc tế, khu vực để thiết lập và định kỳ cập nhật các tiêu chuẩn, định mức, quy định của ngành về chất thải, tiêu thụ năng lượng, sử dụng nước, sử dụng vật liệu, hóa chất; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tiếp cận, thực hiện quy trình xanh hóa trong sản xuất và đạt các chứng chỉ về bảo vệ môi trường, về tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững…

Bùi Việt
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm