Thứ hai 21/04/2025 11:18

Hà Nội thí điểm quản lý cửa hàng trái cây: Nâng cao nhận thức người dân về trái cây an toàn

Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của Thành phố Hà Nội”, trên địa bàn Thành phố đã có 766 cửa hàng kinh doanh trái cây đáp ứng đủ điều kiện, được cấp logo nhận diện của Đề án.  
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- Trần Thị Phương Lan: Doanh thu tại các cửa hàng trái cây được gắn biển nhận diện tăng tăng 10-20%, thậm chí 50% so với trước đó

Tại Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 1 năm triển khai thực hiện Đề án ngày 19/10/2018, bà Trần Thị Phương Lan- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- cho biết, Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án, đến nay, 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận đã được cấp đăng ký kinh doanh, tăng 70% so với trước khi thực hiện Đề án.

Về các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, qua 1 năm thực hiện Đề án, 100% người kinh doanh được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và thực hiện khám sức khỏe theo quy định, tăng 32% so với trước đó.

100% cửa hàng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm, trong khi trước Đề án, tỷ lệ này chỉ đạt 30%. Đáng chú ý, về nguồn gốc xuất xứ trái cây, 100% cửa hàng đã có giấy tờ chứng minh nguồn gốc trái cây, so với trước đề án chỉ có 38%.

Ngoài ra, các cửa hàng được cấp biển nhận diện còn được trang bị các thiết bị bảo quản trái cây, quầy kệ, thiết bị vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, doanh thu tại các cửa hàng được gắn biển nhận diện tăng tăng 10-20%, thậm chí 50% so với trước đó. Là một trong những cửa hàng được gắn biển nhận diện cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn trong Đề án, bà Lê Thị Bích Ngọc- Công ty CP V-food Việt Nam cho biết, từ khi tham gia Đề án, được gắn biển nhận diện cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn, cửa hàng đã được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, doanh thu tăng so với trước.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Đề án trái cây được triển khai tốt, hợp lòng dân, góp phần hạn chế hoạt động bán trái cây rong, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và không đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời góp phần tăng doanh thu cho các cửa hàng.

Sở Công Thương đề nghị, Đề án sẽ được triển khai đến tất cả các huyện trên địa bàn thành phố trong năm 2019- bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Kim Liên- Tuấn Vũ

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Tận dụng lợi thế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Trùng Khánh?

Xúc tiến thương mại, giao thương giữa Việt Nam - Trùng Khánh

Xúc tiến thương mại thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore

Cá tép dầu sấy khô: Vươn tầm chinh phục thị trường lớn

SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương