Thứ tư 25/12/2024 20:38

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Cần Thơ đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Theo ông Trần Minh Kiệt, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ, ngành Công Thương thành phố đã đạt được những thành tựu đáng kể trong năm 2024. Nhiều chỉ tiêu vượt mức kế hoạch đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cụ thể, trong năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của thành phố đạt mức tăng trưởng 8,02% so với cùng kỳ năm trước, vượt kế hoạch đã đề ra. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tính sẽ tăng 8,49% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí ghi nhận mức tăng trưởng 6,29%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt mức tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của TP. Cần Thơ tăng trưởng hơn 8%. Ảnh: UBND TP. Cần Thơ

Về công tác phát triển các cụm công nghiệp, thành phố Cần Thơ đang phối hợp với các đơn vị có liên quan để kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng. Trong đó, kế hoạch phát triển hạ tầng của TP. Cần Thơ bao gồm 4 cụm công nghiệp Bình Thủy (40ha), Thới Lai (75ha), Cờ Đỏ (75ha), Vĩnh Thạnh (75ha).

Trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu, công tác đảm bảo lưu thông hàng hóa, đặc biệt là xăng dầu đã được triển khai mạnh mẽ để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thành phố đã theo dõi diễn biến thị trường và triển khai các giải pháp để đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu. Ngoài ra, chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu đã được thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024. Thành phố cũng đã tổ chức các phiên bán hàng Việt tại các khu vực nông thôn và các cụm công nghiệp.

Công tác xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu hàng hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thành phố đã tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung năm 2024 nhằm kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đồng thời, việc kết nối giao thương giữa các thành phố lớn và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã được triển khai thông qua các hội nghị kết nối giao thương.

Thành phố cũng tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh.

Về kết quả kinh tế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2024 ước đạt 136.677 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2023, vượt 0,67% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2024 đạt 1.749,45 triệu USD, tăng 7,24% so với năm trước và vượt 5,39% kế hoạch. Dịch vụ thu ngoại tệ ước đạt 541,67 triệu USD, tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước, vượt 3,37% kế hoạch. Mức nhập khẩu trong năm 2024 ước đạt 544,7 triệu USD, tăng 3,85% so với năm 2023, vượt 1,62% kế hoạch.

Về công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, thành phố đã triển khai các chỉ thị liên quan đến xuất khẩu gạo bền vững và hiệu quả, phối hợp tổ chức các hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo trong năm 2023 và quý I/2024. Thành phố cũng tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu và tiếp xúc với các đại sứ quán và lãnh sự quán để thúc đẩy việc tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, hàng hóa của thành phố.

Về năng lượng, công tác đảm bảo cung ứng điện liên tục và an toàn đã được thực hiện nghiêm túc. Thành phố đã tổ chức kiểm tra các khu dân cư để bảo đảm an toàn điện, phòng tránh cháy nổ, đồng thời đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân.

Sản lượng điện tiêu thụ năm 2024 ước đạt 3.244,57 triệu kWh, tăng 8,05% so với cùng kỳ năm 2023, vượt 3,77% kế hoạch năm. Đồng thời, công tác tiết kiệm điện cũng đạt kết quả tốt với 75,54 triệu kWh tiết kiệm được, vượt 15% kế hoạch năm.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng