Ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình: Thực hiện quyết liệt các mục tiêu trọng tâm Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26 |
Với tốc độ phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình đã và đang đóng góp mạnh mẽ vào việc nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại tỉnh Hòa Bình.
Giám đốc Sở Công Thương Phạm Tiến Dũng |
Khởi sắc trong công nghiệp và thương mại: Động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2023 - 2024, ngành Công Thương Hòa Bình đã phát triển mạnh mẽ trong cả lĩnh vực công nghiệp và thương mại, giúp tỉnh thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, không chỉ đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương.
Hòa Bình đã xây dựng một nền tảng công nghiệp đa ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển khá toàn diện trên địa bàn các huyện, thành phố. Tỉnh đã hình thành các ngành sản xuất có quy mô, sức cạnh tranh như: khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến nông, lâm sản và vật liệu xây dựng, công nghiệp điện nước… Những ngành này không chỉ đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế nội địa mà còn tạo ra các mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường khác, từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1,6 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 969,039 triệu USD, tăng 26,48% so với cùng kỳ. Hàng hóa xuất khẩu phong phú, đa dạng với hơn 70 mặt hàng, nhóm mặt hàng.
Hòa Bình đã xây dựng một nền tảng công nghiệp đa ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển khá toàn diện |
Cùng với những bước tiến trong ngành sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh cũng có những chuyển biến tích cực. Hệ thống phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng. Các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn... ngày một phát triển song song với phân phối truyền thống đã mang lại diện mạo mới cho địa phương.
Ngành Công Thương Hòa Bình cũng đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc kết nối cung cầu, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ và sàn thương mại điện tử. Điều này giúp doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận được với nhiều thị trường mới, không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Đặc biệt, thương mại điện tử cũng đang dần trở thành một kênh quan trọng trong việc giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Hòa Bình. Tỉnh đã xây dựng và vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hòa Bình nhằm đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên môi trường số. Đến nay, Sở Công thương tỉnh đã hỗ trợ 67 cơ sở với 137 sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử. Đồng thời, Sở kết nối với sàn thương mại điện tử hợp nhất toàn quốc như sanviet.vn, đã phối hợp đưa 79 sản phẩm của 33 cơ sở lên sàn hợp nhất.
Hội thảo Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình tại Vương quốc Anh |
Trong giai đoạn vừa qua, ngành Công Thương Hòa Bình đã khẳng định sự đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) toàn tỉnh. Điều này cho thấy ngành Công thương không chỉ đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế, mà còn là nền tảng quan trọng giúp Hòa Bình chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhận diện thách thức và mục tiêu phát triển thời gian tới
Mặc dù đã có những bước tiến mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua, ngành Công Thương Hòa Bình vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Hạ tầng thương mại và công nghiệp dù đã có sự phát triển nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp còn chậm. Bênh cạnh đó, việc thu hút đầu tư cũng là một thách thức lớn. Địa phương còn thiếu cơ chế hấp dẫn thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp, dẫn đến số dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp chưa cao. Thực tế, các nhà đầu tư có xu hướng đề xuất thực hiện dự án ngoài cụm công nghiệp nhiều hơn trong cụm công nghiệp.
Sở Công Thương Hoà Bình làm việc với huyện Lạc Thuỷ |
Để vượt qua những thách thức này, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư. Cùng với công tác đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng điện nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng được chú trọng. Hệ thống lưới điện quốc gia hiện nay đã cấp điện cho 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn cung điện ổn định cho sinh hoạt cũng như sản xuất.
Ngành Công Thương Hòa Bình đặt mục tiêu trong giai đoạn tới tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn ngành phấn đấu đến năm 2030 Hòa Bình là tỉnh có trình độ phát triển khá thuộc nhóm dẫn đầu Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, công nghiệp là động lực trong phát triển kinh tế. Trong đó, mục tiêu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khoảng 14 - 15%/năm; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp, công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 48%. Đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 18%/năm; tỷ lệ hàng hóa phân phối qua hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 30% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh.