Thứ hai 23/12/2024 12:05

Nâng “sao” cho sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Sau 3 năm triển khai, Hà Tĩnh đã công nhận 72 sản phẩm đạt chất lượng 3 sao, 4 sao của chương trình OCOP. Trong năm 2020, dự kiến sẽ có 22 sản phẩm được công nhận 3 sao, 4 sao. Những sản phẩm đã được công nhận đạt chuẩn OCOP đều phát triển khá đồng đều về mẫu mã và chất lượng, bước đầu tiếp cận và nhận được tin tưởng của người tiêu dùng.

Tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ chương trình OCOP và ưu tiên các nguồn lực thực hiện với những nội dung, xây dựng phương án, quy hoạch chi tiết vùng sản xuất; chuyển giao công nghệ, trang thiết bị; xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Giai đoạn 2018 - 2020, tổng nguồn lực huy động để thực hiện chương trình OCOP ở Hà Tĩnh là hơn 668,37 tỷ đồng.

Sau khi được lựa chọn sản phẩm tham gia chương trình OCOP và được hỗ trợ xây dựng quảng bá thương hiệu, bao bì, nhãn mác, sản phẩm bánh cuđơ Phong Nga đã tiêu thụ tăng 10 - 25%.

Trong năm 2020, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Chương trình “Gameshow OCOP là gì?” tại 3 huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân, Đức Thọ. Tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về các nội dung của chương trình OCOP cho cán bộ các cấp, chủ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; chú trọng hướng dẫn triển khai lập phương án sản xuất kinh doanh, tập huấn bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; công tác quản lý chất lượng, xây dựng chuỗi giá trị... Công tác quảng bá và xúc tiến thương mại đã được quan tâm cao nhằm giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm tham gia chương trình OCOP.

Từ đó, nhiều sản phẩm OCOP bước đầu được khách hàng đánh giá cao và biết đến như: nhung hươu Hương Sơn, cam giòn Thượng Lộc, nem chua Ý Bình, cu đơ Phong Nga... các chủ cơ sở cũng đã chủ động xây dựng fanpage, bán hàng qua mạng xã hội.

Thông qua chương trình OCOP, các sản phẩm đã có nhiều chuyển biến về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất, doanh số bán hàng tăng nhanh, bình quân tăng 36%...

Đơn cử HTX Chiến Thắng ở Hà Tĩnh vừa qua đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP đợt 1 năm 2020, nước mắm Luận Nghiệp là sản phẩm duy nhất được nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao.

“Để nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX Chiến Thắng đã tập trung lựa chọn sản phẩm đầu vào chất lượng cao hơn, nhờ đó nâng độ đạm toàn phần lên 50 - 65%. Cùng đó là đầu tư máy móc, chuyển đổi công nghệ lọc thủ công sang lọc bằng máy. Ngoài ra, HTX đã thay đổi mẫu mã, đa dạng về kích cỡ chai để người tiêu dùng thuận lợi trong sử dụng”, bà Đặng Thị Luận – Giám đốc HTX thu mua và chế biến thủy hải sản Chiến Thắng - cho biết.

Đến nay, sản phẩm OCOP đã có bán tại 13 cửa hàng ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Ông Lê Xuân Tùng - cán bộ phụ trách Phòng OCOP, Văn phòng Nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh - đánh giá, trong đợt 1/2020 có 26/35 sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng. Qua 3 ngày, từ 12 - 14/10 vừa qua, Hội đồng đánh giá phân hạng cấp tỉnh đã tuyển chọn ra 22 sản phẩm đủ điều kiện để kiểm nghiệm và tiến hành công bố đạt chuẩn, trong đó 20 sản phẩm đạt trên 50 điểm (đạt 3 sao) và 2 sản phẩm đạt trên 70 điểm (đạt 4 sao).

Theo ông Tùng, nhìn chung, năm nay, các sản phẩm tham gia OCOP đều có sự đầu tư lớn hơn, chuyển biến rõ rệt về chất lượng, mẫu mã, hệ thống nhận diện, thương hiệu.... Nhiều sản phẩm được chủ cơ sở đầu tư sản xuất bài bản, chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, như: “trà gừng hòa tan”; “gạo Xuyên Hương”; "trà gạo lứt Omega An Phát; bánh đa nem Thuận Kỷ; giò lụa Tiến Giáp; nước mắm, sứa Luận Nghiệp; mực khô, tôm nõn Thu Hùng…

Các sản phẩm OCOP đều được quản lý chặt chẽ theo quy chế quản lý sản phẩm và truy xuất các thông tin thông qua hệ thống tem mã QR do Văn phòng Nông thôn mới tỉnh quản trị, đảm bảo công khai thông tin về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm cho người tiêu dùng. Xây dựng phần mềm chấm điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã phát huy hiệu quả trong công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm, đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch, khách quan.

Để quản lý chất lượng sản phẩm đã được công nhận “sao” OCOP, ông Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho rằng, đối với những sản phẩm còn hạn chế, có tình trạng lạm dụng thương hiệu OCOP, sắp tới, tỉnh sẽ xây dựng quy chế, phân công lực lượng rà soát, giám sát. Trường hợp kiểm tra lại nếu phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu, kiên quyết đưa ra khỏi OCOP.

Xây dựng chất lượng, thương hiệu sản phẩm đã khó, việc gìn giữ và phát triển lại càng khó hơn. Điều đó, trước hết đòi hỏi ý thức, trách nhiệm của mỗi chủ thể sản xuất sản phẩm, đồng thời là sự vào cuộc trong công tác quản lý, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Đảm bảo được 2 yếu tố này, sản phẩm mang thương hiệu OCOP Hà Tĩnh mới ngày càng vươn xa trên thị trường và mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP