Năng lượng Việt Nam cần hướng tới lộ trình xanh hóa

Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước, năng lượng cần phải đi trước một bước để tạo nền tảng hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội
Tăng cường tính linh hoạt và ổn định của hệ thống điện trong chuyển dịch năng lượng Khai thác tối đa lợi ích nguồn năng lượng tái tạo

Chiều 10/11, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề số 4 với chủ đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Năng lượng Việt Nam cần hướng tới lộ trình xanh hóa
Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu tại hội thảo

Chưa đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững

Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, trong thời gian qua, phát triển năng lượng của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện; sản xuất và tiêu thụ năng lượng đã gia tăng đáng kể, cơ cấu tiêu thụ năng lượng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.

Tổng cung năng lượng sơ cấp năm 2019 đạt 96,228 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), bình quân giai đoạn 2015 - 2020 tăng trung bình khoảng 9% năm; tỷ lệ tiêu thụ điện trên tổng tiêu thụ năng lượng ở mức 22,9% vào năm 2015 tăng lên 26,8% vào năm 2019; tiêu thụ năng lượng trên đầu người từ 577,5 kilôgam dầu quy đổi (KgOE) vào năm 2015 tăng lên 688,2 kilôgam dầu quy đổi (KgOE) vào năm 2019.

Kèm theo sự gia tăng sản xuất và tiêu thụ năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, tổng phát thải khí CO2 cũng gia tăng nhanh chóng, phát thải khí CO2 bình quân đầu người hàng năm ở mức 1,96 tấn năm 2015 đã tăng lên 2,95 tấn vào năm 2019; phát thải năng lượng trên USD GDP tăng từ 1,4 kilôgam dầu quy đổi (KgOE) năm 2015 lên 1,8 kilôgam dầu quy đổi (KgOE) năm 2019.

Tuy nhiên, theo Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, các phân tích, đánh giá hiện nay cho thấy, an ninh năng lượng của nước ta chưa thực sự đảm bảo vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng hoá thạch. Ngoài ra, mô hình phát triển năng lượng với cơ cấu các nguồn năng lượng truyền thống, hoá thạch chiếm tỷ lệ cao đã và đang gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường và việc sử dụng năng lượng ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái taọ (Bộ Công Thương)
Ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái taọ (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội thảo

Chỉ ra những thách thức, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái taọ (Bộ Công Thương) cho biết, điện năng là năng lượng của nền kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, kèm theo cường độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh, trong giai đoạn vừa qua, tổng công suất lắp đặt hệ thống điện đã tăng nhanh chóng, đạt 69.300 MW năm 2020, đáp ứng nhu cầu phụ tải của nền kinh tế tăng khoảng 10%/năm trong thời gian qua. “Đứng trước yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng song song với phát triển bền vững, ngành năng lượng phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, sạch, chất lượng và chi phí tối ưu”- ông Phạm Nguyên Hùng nêu cụ thể.

Cần hỗ trợ về công nghệ và tài chính để phát triển năng lượng xanh

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò nền tảng. Do đó, việc sớm xây dựng và triển khai Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng giai đoạn 2021 - 2030 là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Trong đó, cần chú trọng tới công nghệ năng lượng mới, năng lượng xanh và tái tạo, gắn kết chặt chẽ Chương trình này với kế hoạch xây dựng quy định về lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế. Bên cạnh đó, cần quan tâm xây dựng Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phải có nhiệm vụ giải pháp về phát triển năng lượng xanh, năng lượng mới; chú trọng nghiên cứu, quy hoạch một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế và cơ chế ưu đãi, để thúc đẩy phát triển những trung tâm năng lượng tái tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát huy thế mạnh cạnh tranh.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều hướng tới việc tăng cường sản xuất và sử dụng những nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch; khai thác tối đa tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo ở nước mình trên cơ sở lợi thế so sánh với các nguồn năng lượng truyền thống và nhập khẩu; xây dựng chính sách ưu tiên phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch gắn với những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu; đồng thời tận dụng những cơ hội của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 để phát triển năng lượng nhanh, bền vững…

Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển

Đưa ra giải pháp cụ thể, ông Phạm Nguyên Hùng cho hay, nguồn điện sẽ được chuyển dịch theo hướng đa đạng, tập trung khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo với cơ cấu hợp lý. Cụ thể sẽ gia tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo lên khoảng 11,9-13,4% năm 2030 và khoảng 26,5-28,4% năm 2045; giảm tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn điện than trong cơ cấu sản xuất, từ 44,2-45,5% năm 2030 xuống 27,4-32,4% năm 2045; phát triển nguồn điện khí sử dụng LNG và tập trung nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới như tích năng, năng lượng gió ngoài khơi, năng lượng hydrogen, năng lượng từ rác thải…“Việc chuyển dịch nguồn năng lượng để phát triển bền vững là một lộ trình nhiều khó khăn, thách thức đối với Việt Nam, cần có hỗ trợ về công nghệ, tài chính của các quốc gia, tổ chức trên thế giới”, ông Phạm Nguyên Hùng cho biết.

Để hướng tới chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng xanh, ông Mark Hutchinson- Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á (Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu - GWEC) cho rằng, điện gió ngoài khơi với sự thuận lợi trong huy động vốn, công nghệ phát triển có thể sẽ là nguồn năng lượng giúp thay thế phần nào thiếu hụt cho điện than. Theo đó chi phí đầu tư cho điện gió ngoài khơi đã giảm 67% trên toàn cầu giai đoạn 2013-2020. Dự kiến trong 5 năm tới, chi phí này sẽ giảm thêm 30%. Do vậy, những hỗ trợ ban đầu của Việt Nam cho điện gió ngoài khơi là rất cần thiết để cho ngành có thể giảm mạnh giá thành sản xuất và trở nên cạnh tranh về giá. “Điện gió ngoài khơi nên có một mục tiêu tham vọng ở mức 10 GW và điều này là hoàn toàn khả thi, bởi nguồn vốn cho mục tiêu này đã có sẵn từ các tổ chức quốc tế”- ông Mark Hutchinson nói.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.

Tin cùng chuyên mục

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.
Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động