Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Trận động đất tại Myanmar dù không ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, song nó cũng là hồi chuông về an toàn các công trình hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện.
Động đất Myanmar: Khuyến nghị với an toàn công nghiệp Việt Nam! Động đất Myanmar cảnh báo những vùng đứt gãy Việt Nam Động đất Myanmar: Giao thương Việt Nam - Myanmar ảnh hưởng thế nào?

Động đất chủ yếu xảy ra do sự dịch chuyển đột ngột của các mảng kiến tạo trên vỏ Trái Đất. Khi các mảng này di chuyển, năng lượng tích tụ tại các đứt gãy được giải phóng đột ngột, gây ra rung động mặt đất. Khi năng lượng tích tụ đủ lớn tại các đứt gãy hoặc khu vực có hoạt động núi lửa, sự giải phóng năng lượng này tạo ra sóng địa chấn làm hư hỏng các công trình hạ tầng, xây dựng, thiệt hại về tài sản và con người… Sóng này lan truyền từ tâm chấn đến bề mặt, gây ra rung lắc mà con người có thể cảm nhận được.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, năm 2024, có khảng 135 trận động đất, trong đó có tới 120 trận xảy ra tại Kon Tum.

Còn trong 5 năm qua, số lượng trận động đất ghi nhận tại Việt Nam khoảng hơn 1.000 trận nhưng rất nhỏ, không ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn đến tài sản và con người. Tuy nhiên, số trận động đất có vẻ tăng hơn so với thời kỳ trước, nguyên nhân được cho là do có thêm yếu tố tác động từ con người, trong đó có việc tích nước các hồ thuỷ điện.

Hiện trên cả nước có trên 350 thuỷ điện lớn nhỏ và hàng trăm nhà máy điện than khí, dầu các loại (không tính điện năng lượng tái tạo). Trong đó phần lớn các thuỷ điện nằm ở các vùng đồi núi, khó khăn. Đặc biệt, một số thuỷ điện ở khu vực Tây Bắc và miền Trung – Tây Nguyên có nhiều nguy cơ ảnh hưởng do các đới đứt gãy.

Thống kê, tại khu vực Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La là những khu vực thường có động đất. Trong quá khứ, vào năm 1935, tại Điện Biên cũng đã xảy ra động đất lên tới 6,7 – 6,8 độ.

Năm 1983, một trận động đất mạnh 6,7 độ đã xảy ra tại Tuần Giáo, Điện Biên. Năm 2001, trận động đất 5,3 độ xảy ra tại thành phố Điện Biên Phủ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, làm hư hại nhiều công trình xây dựng.

Hay gần đây, vào tháng 7/2020, tại Sơn La đã xảy ra động đất kèm nhiều dư chấn với độ lớn từ 2,6-5,3 độ richte cũng gây thiệt hại nhiều cơ sở vật chất, hạ tầng đường xá nhưng thuỷ điện Sơn La vẫn an toàn. Cũng vào năm này tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cũng ghi nhận một trận động đất có độ lớn 4,9 độ.

Tại khu vực miền Trung, nhất là ở Quảng Nam và Kon Tum, hơn chục năm gần đây, cũng ghi nhận hàng trăm trận động đất kích thích, xảy ra do hồ chứa thuỷ điện tích nước, điển hình nhất là động đất kích thích ở thuỷ điện sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam. Đáng chú ý trận động đất 5 độ xảy ra ngày 28/7/2024 tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum gây ra đợt rung lắc mạnh lan tỏa ra các tỉnh, TP lân cận.

Mới nhất, sáng 31/3/2025, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) xảy ra liên tiếp 3 trận động đất từ 2,6-3,1 độ. Nhưng cả ba trận động đất này đều có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0 (không gây thiệt hại).

Công trình năng lượng Việt Nam sau động đất Myanmar: An toàn nhưng cần đề phòng
Công trình thuỷ điện Sơn La (Ảnh minh hoạ)

Cần nâng cao công tác dự báo

Như Báo Công Thương đã đưa tin, trận động đất tại Myanmar đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và con người của nước sở tại, cũng như nước láng giềng Thái Lan. Dư chấn của nó còn lan tới tận Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Mặc dù không bị thiệt hại song đây cũng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ đối với Việt Nam, trong đó có các công trình năng lượng ở các khu vực có nhiều rủi ro.

Liên quan đến địa chấn, các công trình xây dựng quy mô lớn, trong đó có thuỷ điện đều có quy định về khảo sát địa chất và nghiên cứu tính chất cơ lý đất đá, vật liệu xây dựng, địa chấn và các rủi ro thiên tai trước, trong quá trình lập dự án, thi công xây dựng và tuân thủ các quy chuẩn Việt Nam. Đặc biệt những công trình quan trọng như thuỷ điện Sơn La có hẳn một quyết định 07/2005/QĐ-BXD ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Bộ Xây dựng về tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 335:2004.

Theo đó, mục 3.5.4, xác định các thông số của động đất sẽ áp dụng các tiêu chuẩn của Việt Nam, của Liên Xô cũ và của Hội đồng đập lớn quốc tế - Uỷ ban về lĩnh vực động đất cho thiết kế đập. Và các yếu tố xem xét gồm: Độ nguy hiểm của động đất được đánh giá qua động đất cực đại MSMAX, cấp động đất cực đại Imax (theo thang MSK 64) và gia tốc nền cực đại amax...

Theo hồ sơ xây dựng, các hồ thuỷ điện lớn ở Việt Nam Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình đều được thiết kế chịu được động đất ở mức cao hơn những trận động đất đã xảy ra trong lịch sử.

Trao đổi với báo Công Thương, ông Phạm Hồng Long – Trưởng ban An toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN hiện nay đang quản lý hơn 60 công trình, nhà máy điện các loại. Các nhà máy điện trước khi xây dựng và trong quá trình vận hành đều tuân thủ nghiêm các quy định của cơ quan chức năng. Và được thiết kế chịu được động đất ở mức cao hơn những trận động đất đã xảy ra trong lịch sử.

Hàng năm, Tập đoàn và các công ty, nhà máy điện đều chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng những hạng mục liên quan trực tiếp đến phòng, chống bão lũ, như: Các tổ máy, đập tràn xả lũ, thiết bị thông tin liên lạc... Tuân thủ nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa; hoàn thiện các phương án đảm bảo an toàn đập, an toàn hạ du và quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thường xuyên kiểm tra an toàn đập, hồ chứa, báo cáo hiện trạng an toàn đập với các cơ quan quản lý nhà nước.

Liên quan đến trận động đất tại Myanmar, ông Phạm Hồng Long cho biết, trước đó, EVN đã tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ; ban hành Chỉ thị chỉ đạo các phòng ban chức năng cũng như các công ty thuỷ điện thường xuyên kiểm tra hồ đập, các thiết bị quan trắc…; rà soát, lên các phương án phòng chống thiên tai; chuẩn bị vật tư, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc sẵn sàng.

Đến thời điểm hiện tại, các nhà máy điện do EVN quản lý đều an toàn và không bị ảnh hưởng, tuy nhiên chúng tôi không chủ quan mà sẽ tiếp tục theo dõi, rà soát để có các phương án xử lý phù hợp với các rủi ro xảy ra (nếu có).

"Thiên tai, đặc biệt là động đất và bão lũ, là những rủi ro khó lường. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các công trình năng lượng, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác dự báo, nâng cao khả năng cảnh báo sớm và cải thiện các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại" - ông Phạm Hồng Long khuyến nghị.

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Động đất

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các giải pháp phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030

Các giải pháp phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030

Luật sư Nguyễn Hải từ Công ty Truyền tải Điện 2 đã đề xuất hàng loạt giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển ngành năng lượng Việt Nam.
Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển chất xúc tác pin nước biển từ urê và gỗ thải, giúp giảm chi phí, tăng hiệu suất, mở ra hướng đi mới cho lưu trữ năng lượng.
Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (Mỹ) đã phát triển một loại pin hạt nhân có thể chuyển đổi năng lượng bức xạ thành điện và an toàn khi sử dụng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết liệt triển khai thực hiện đầu tư hạ tầng điện lực theo Quy hoạch điện VIII nhằm bảo đảm an ninh năng lượng.
5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

ThS. Vũ Khánh Thịnh và PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng đã hệ thống hóa 5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh năng lượng, coi đây là nền tảng cho phát triển kinh tế bền vững.
Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Lai Châu có nhiều lợi thế trong phát triển năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối và đặc biệt là thủy điện.
Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Thế giới đối mặt với thách thức kép là biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, điện hạt nhân đang đứng trước ngã rẽ quan trọng.
Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, EVN đang tích cực triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong xã hội hóa ngành năng lượng nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức, đòi hỏi giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển.
Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Với cách tiếp cận đồng bộ và hợp lý, Việt Nam có thể vượt qua thách thức về năng lượng, vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, vừa bảo vệ môi trường.
Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Kinh tế xanh cần chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng giảm tỷ trọng năng lượng hóa thạch, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024

Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024

Năm 2024, Bộ Công Thương đã quản lý, vận hành thị trường điện cạnh tranh công bằng, minh bạch, hiệu quả, đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế- xã hội của đất nước.
Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Việc xây dựng một chiến lược truyền thông tổng thể về phát triển năng lượng bền vững là cần thiết trong bối cảnh có nhiều thách thức trong ngành năng lượng.
Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Năm 2025, ngành điện hạt nhân và năng lượng tái tạo được xem là giải pháp bền vững, giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Điều tiết Điện lực đã điểm lại những thành công của đơn vị trong nhiều khó khăn, thách thức.
Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Chiều ngày 15/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết thực hiện dự án Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng giữa 2 đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và GIZ.
Cơ hội và thách thức nào để đột phá năng lượng hydro?

Cơ hội và thách thức nào để đột phá năng lượng hydro?

Chiến lược phát triển năng lượng hydro của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được ban hành, khẳng định hydrogen sẽ đóng vai trò then chốt.
Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Để tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho điện hạt nhân, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị với sự tham dự của các đơn vị thuộc Bộ.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho Bộ Công Thương trong việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Mobile VerionPhiên bản di động