Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 325 triệu USD

Hiện gạo An Giang đã có mặt tại 60 thị trường khác nhau trên thế giới, năm 2024, An Giang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 325 triệu USD.
2 tháng, xuất khẩu gạo tăng gần 50% Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

An Giang có 14/167 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Theo báo cáo của Sở Công Thương An Giang, diện tích gieo trồng lúa hàng năm, bình quân khoảng 630 nghìn ha, sản lượng khoảng hơn 4 triệu tấn/năm (các giống lúa chất lượng cao chiếm trên 80-90%), chiếm khoảng 10% sản lượng lúa hằng năm của cả nước.

Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 325 triệu USD
Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 325 triệu USD

Tỉnh An Giang có 14/167 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, công suất xay xát thực tế trên 3,2 triệu tấn/năm. Hiện sản phẩm gạo đã có mặt và tạo uy tín tại các thị trường lớn trên thế giới. Sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay là: gạo thơm, gạo trắng, gạo lức, gạo đồ, tấm, nếp,....

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,381 tỷ USD, tăng 2,08% so cùng kỳ, vượt 0,4% so với kế hoạch. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1,179 tỷ USD, tăng 2,75% so cùng kỳ, vượt 0,3% so với kế hoạch.

Riêng mặt hàng gạo, các doanh nghiệp của tỉnh đã xuất đến 60 thị trường khác nhau trên thế giới, đạt gần 580 nghìn tấn, tương đương 339 triệu USD; so với cùng kỳ tăng trên 9% về sản lượng và tăng gần 16% về kim ngạch.

Điểm sáng xuất khẩu gạo năm 2023 của An Giang là Công ty CP Lộc Trời đã nhận được đơn đặt hàng đến 400.000 tấn gạo xuất sang thị trường EU. Gạo An Giang được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Indonesia, Trung Quốc khi 2 nước này tăng cao nhu cầu mua gạo. Bên cạnh đó, gạo An Giang còn xuất khẩu sang các thị trường Philippines, Malaysia, Australia… và một số thị trường như Nga, Bangladesh.

Để đạt được kết quả nêu trên, các doanh nghiệp tỉnh An Giang đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết với nông dân, hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng lúa hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính.

Ước tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 của tỉnh đạt 1,41 tỷ USD, tăng 2,6% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,185 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 225 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng gạo, năm 2024, An Giang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 325 triệu USD.

Để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo, ông Nguyễn Thành Huân - Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang kiến nghị các Bộ, ngành chức năng lập kênh thông tin nhanh về nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước. Qua đó, thông tin đến các doanh nghiệp để chủ động về giá trong đàm phán xuất khẩu ở thời điểm và cả hợp đồng tương lai. Trong đó, cơ quan đầu mối là Bộ Công Thương khi tiếp nhận thông tin từ các tham tán thương mại sẽ tiếp chuyển gửi vào nhóm email của Sở Công Thương các tỉnh có lượng lúa, gạo hàng hóa xuất khẩu lớn.

Hiện nay tỉnh An Giang đang cùng với doanh nghiệp của tỉnh, triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Sau khi có sản phẩm gạo thương hiệu, ông Nguyễn Thành Huân đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ An Giang đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, góp phần tăng giá trị cho sản phẩm gạo của tỉnh trong thời gian tới.

Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu gạo

UBND tỉnh An Giang vừa ban hành kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu gạo tỉnh An Giang định hướng đến năm 2030.

Theo đó, An Giang tập trung tăng trị giá xuất khẩu gạo. Giai đoạn 2020 - 2023, lượng gạo xuất khẩu bình quân hàng năm của tỉnh đạt khoảng 540.000 tấn, trị giá đạt bình quân hằng năm từ 293 triệu USD.

Giai đoạn 2024 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hàng năm của tỉnh đạt từ 570.000 - 600.000 tấn, trị giá xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định. Dự kiến giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của An Giang đến năm 2030 đạt 330 triệu USD.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu. Cụ thể, đến năm 2030, tỷ trọng gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 27% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 32%; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica chiếm khoảng 24%, gạo nếp chiếm khoảng 10%. Các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng trên 8%.

Ngành lúa gạo An Giang cũng đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu gạo đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; thị trường châu Phi chiếm khoảng 12%; thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 3%; thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%; tỷ trọng 6% còn lại là ủy thác xuất khẩu.

Theo đó, ở thị trường châu Á, thị phần gạo An Giang tiếp cận vào thị trường nhập khẩu gạo của Hàn Quốc và Nhật Bản; giữ vững thị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, thị trường Trung Quốc và các khu vực còn lại. An Giang đẩy mạnh thâm nhập các thị trường châu Phi, đặc biệt ở các nước có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo lớn; khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê út, UAE.

Tại thị trường châu Âu, tỉnh tăng khối lượng gạo xuất khẩu vào khu vực, tương xứng với tiềm năng của thị trường. Thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương tập trung phát triển thị trường gạo An Giang tại các nước thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như: Canada, Chile, Mexico và Peru...

Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết, tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền, loại bỏ việc canh tác các giống lúa kém chất lượng, không hiệu quả.

Cũng theo ông Lê Văn Phước, An Giang sẽ tập trung phát triển thương hiệu gạo thân thiện môi trường để hướng tới các thị trường tiêu chuẩn cao, giá trị cao; đầu tư phát triển mạnh hơn các loại gạo giá trị cao, đã tạo được hình ảnh thương hiệu như: Loc Troi 1, Loc Troi 28... nhằm tăng cường xuất khẩu các mặt hàng gạo thơm chất lượng cao. Đẩy mạnh đưa mặt hàng gạo An Giang vào hệ thống phân phối nước ngoài; hỗ trợ các thương nhân thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc.

Thời gian tới, An Giang cũng đổi mới việc xúc tiến thương mại; hỗ trợ các thương nhân kinh doanh gạo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm, truyền thống và các thị trường mới, tiềm năng.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp.
Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Mặc dù giá giảm nhưng lại được bù đắp bởi khối lượng tăng mạnh đã giúp xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil thu về gần 28 triệu USD trong quý I/2024.
4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 22.352 tấn quế, trị giá 65,2 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Trong khi mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất xuất khẩu sang EU, thì thanh long và đậu bắp đối diện với nguy cơ tạm dừng nhập khẩu.
Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh sau phiên nghỉ đầu tuần. Cà phê Arabica hồi phục một phần nguyên nhân do giới đầu cơ điều chỉnh, vì bán mạnh trước đó.

Tin cùng chuyên mục

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.
Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2024 sẽ lấy lại mốc kỷ lục của năm 2021 và hướng tới mức kỷ lục mới 3,8 tỷ USD.
4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Giá xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2024 đạt mức 3.791 USD/tấn, tăng 55,4% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu cà phê trong những tháng còn lại của quý II sẽ tăng.
Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ trong tháng 4/2024 đạt 7.514 tấn, đây cũng là tháng có lượng xuất khẩu hồ tiêu cao nhất tính từ tháng 6/2021 (8.078 tấn).
Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động