"Mở lối" cho nông thủy sản xuất khẩu bền vững qua cửa khẩu

Xuất khẩu nông thủy sản bắt đầu gặp khó vào tháng 8 khi dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng mạnh đến chuỗi cung ứng. Tháo gỡ khó khăn tại khu vực cửa khẩu là một trong những giải pháp được nhiều địa phương kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nhóm hàng này.
Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông thủy sản: Ba giải pháp trọng tâm

Gỡ khó cho các cửa khẩu

Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7, do dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh ở nhiều địa phương, nhất là các tỉnh trọng điểm về nông nghiệp phía nam, đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất, thu hoạch, xuất khẩu nhiều nông sản có dấu hiệu sụt giảm. Tháng 8, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 3,4 tỷ USD, giảm 21,6% so với tháng 8/2020.

Xuất khẩu qua cửa khẩu gặp khó vì giao dịch chủ yếu đang triển khai theo hình thức "trao đổi cư dân"

Do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các bộ, địa phương, hiệp hội cho rằng, mục tiêu xuất khẩu nông sản cả năm 2021 khoảng 44 tỷ USD như kế hoạch đặt ra là một thách thức rất lớn. Trong đó, điều cần thiết hiện nay là giải quyết khó khăn trong thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu.

Đơn cử, tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra mới đây, một số ý kiến phản ánh các khó khăn trong xuất khẩu sang các thị trường, trong đó có Trung Quốc, khi hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng ngày càng cao. Một số quy định mới về nhập khẩu nông sản của phía Trung Quốc áp dụng từ 1/1/2022 có thể sẽ tác động đến sản xuất và tiêu thụ nông sản của Việt Nam. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu container rỗng, tăng giá cước vận tải đã tác động lớn đến xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, Đông Bắc Á cũng như nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện chỉ có 4/12 cửa khẩu của Lạng Sơn hoạt động và đã bắt đầu có tình trạng ùn ứ trong khi lượng hàng hóa tiếp tục dồn về, tạo áp lực rất lớn cho địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị các tỉnh, thành phố có hàng nông sản lưu thông đến các cửa khẩu của Lạng Sơn chủ động thông báo cho doanh nghiệp để cơ cấu lại hàng hóa, tránh ùn ứ. Ông Hồ Tiến Thiệu cũng đề nghị các tỉnh hoàn thành việc tiêm vaccine cho lái xe chở nông sản để bảo đảm an toàn lưu thông, an toàn phòng chống dịch cho tỉnh Lạng Sơn.

Đại diện tỉnh Lai Châu cũng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục trao đổi với cơ quan chức năng phía Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Kim Thủy Hà (Trung Quốc) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung, của tỉnh Lai Châu nói riêng. Đồng thời đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao kiến nghị Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam -

Trung Quốc tăng cường đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc chỉ định cửa khẩu Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam là cửa khẩu được nhập khẩu các mặt hàng trái cây, rau quả tươi, lương thực và thủy sản của Việt Nam.

Còn đại diện tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ Công Thương tăng cường trao đổi với phía tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tạo điều kiện thông quan trở lại các mặt hàng trái cây tươi qua cửa khẩu Lào Cai bởi hiện tại, các mặt hàng trái cây tươi, trong đó có quả thanh long vẫn thực hiện thông quan bình thường tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh, tại Lào Cai mới chỉ thông quan lại mặt hàng quả chuối tươi.

Phải chuyển mạnh sang chính ngạch

Trước những kiến nghị này, Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, Bộ đã liên tục đưa nội dung tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là việc thông quan tại các cửa khẩu biên giới đất liền (nâng cấp các cửa khẩu song phương, tăng cửa khẩu chỉ định nông sản, thực phẩm, nâng cao năng lực thông quan…) vào các nội dung trao đổi với các cơ quan chức năng của Trung Quốc như Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Chính quyền Quảng Tây, Vân Nam tại các thư trao đổi của Bộ trưởng và điện đàm hoặc hội đàm trực tuyến với Lãnh đạo của các các đối tác. Bộ Công Thương cũng đã đưa nội dung này vào các cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban chỉ đạo song phương 13, Nhóm công tác hợp tác thương mại Việt Nam Trung Quốc lần thứ 9 và đã cụ thể hóa trong Bản ghi nhớ về Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021-2025 giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng khẳng định, dịch Covid-19 và các biện pháp phòng chống Covid ở cả 2 bên biên giới Việt - Trung đã làm bộc lộ toàn bộ những bất cập của xuất khẩu nông thủy sản theo hình thức “trao đổi cư dân”.

Hàng hóa trao đổi theo hình thức cư dân thường là theo thỏa thuận miệng, không có hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ về quy cách hàng hóa, điều kiện giao hàng… và chủ yếu xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới để vào các chợ đường biên. Do là buôn bán tại chợ nên việc quản lý chợ hoàn toàn tùy thuộc vào chính quyền địa phương của Trung Quốc, không thể can thiệp theo hiệp định quốc tế hay thông lệ quốc tế. Chợ có thể đóng, có thể mở, lúc cho nhập hàng ban ngày, lúc cho nhập hàng ban đêm dẫn đến bị động và rủi ro lớn cho các loại nông thủy sản xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân.“Bộ Công Thương đã nhiều năm nay kêu gọi các doanh nghiệp thay đổi, chuyển nhanh và chuyển mạnh sang xuất khẩu chính quy, theo hợp đồng với các điều khoản rõ ràng. Tuy nhiên, sự chuyển biến là rất chậm. Do đó Bộ Công Thương kêu gọi thương nhân, doanh nghiệp Việt Nam chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch để bảo đảm tiêu thụ nông thủy sản cho nông dân ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương: Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương thông báo gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực đến ngày 26/10/2023.
Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792 triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792 triệu USD

8 tháng đầu năm, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt hơn 792 triệu USD, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Doanh nghiệp nêu lý do giá gạo xuất khẩu “bốc hơi” 35 USD/tấn

Doanh nghiệp nêu lý do giá gạo xuất khẩu “bốc hơi” 35 USD/tấn

Theo các doanh nghiệp, việc giảm giá gạo xuất khẩu thời điểm hiện nay nhằm cạnh tranh và thu hút người mua trong những tháng cuối năm.
Thị trường xuất khẩu dệt may đang ấm dần

Thị trường xuất khẩu dệt may đang ấm dần

Dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 8/2023 vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng thị trường đang ấm dần, người lao động vẫn được đảm bảo việc làm.
Sơn La: Giải "bài toán” phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới

Sơn La: Giải "bài toán” phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới

Hiện nay, cơ sở hạ tầng thương mại khu vực biên giới của Sơn La còn nhiều yếu kém, việc mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới hai bên còn hạn chế.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Triển lãm Vietstock 2023 diễn ra từ ngày 11-13/10

TP. Hồ Chí Minh: Triển lãm Vietstock 2023 diễn ra từ ngày 11-13/10

Triển lãm Vietstock 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11-13/10 tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 350 doanh nghiệp, dự kiến thu hút hơn 11.000 khách tham quan.
Quảng Ninh: Không còn tình trạng xuất khẩu tôm hùm ùn ứ ở Móng Cái

Quảng Ninh: Không còn tình trạng xuất khẩu tôm hùm ùn ứ ở Móng Cái

Sau 2 ngày bị ùn ứ tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh), việc xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc đã ổn định.
Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 23 cho thị trường Anh

Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 23 cho thị trường Anh

Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 23 cho Anh. Tỷ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam mới chỉ chiếm 0,1% tổng lượng chè nhập khẩu vào thị trường Anh.
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Đề xuất phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024

Đề xuất phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024

Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024.
Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực

Nhờ có nhiều kỷ lục về nông sản, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vững mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 54-55 tỷ USD trong năm 2023.
8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ sợi mang về 2,88 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ sợi mang về 2,88 tỷ USD

Xuất khẩu xơ sợi 8 tháng đầu năm 2023 đạt 2,88 tỷ USD với hơn 1,16 triệu tấn, tăng 6,8% về lượng và giảm 16,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Hơn 10.000 sản phẩm được trưng bày tại TavicoHome Viefurn 365

Hơn 10.000 sản phẩm được trưng bày tại TavicoHome Viefurn 365

Diễn ra từ ngày 25/9 đến 1/10, Hội Chợ Đồ gỗ xuất khẩu phục vụ thị trường nội địa - TavicoHome Viefurn 365 quy tụ 250 doanh nghiệp với hơn 10.000 sản phẩm.
Xuất nhập khẩu sôi động, Lạng Sơn nâng cao năng lực thông quan hàng hoá

Xuất nhập khẩu sôi động, Lạng Sơn nâng cao năng lực thông quan hàng hoá

Tỉnh Lạng Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực thông quan hàng hóa cũng như tạo thuận lợi tối đa cho cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Mexico ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nguội từ Việt Nam

Mexico ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nguội từ Việt Nam

Mexico vừa ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Kết luận cuối cùng ban hành vào năm 2024.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dần khởi sắc

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dần khởi sắc

Thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Phong Thổ, Lai Châu) và Kim Thủy Hà (Vân Nam, Trung Quốc) có nhiều khởi sắc.
Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur: Động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh

Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur: Động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh

Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur đặt kỳ vọng đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh đối với hàng hóa của Việt Nam.
Giá cà phê xuất khẩu đạt 3.151 USD/tấn, tiếp tục lập kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu đạt 3.151 USD/tấn, tiếp tục lập kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong nửa đầu tháng 9/2023 tiếp tục tăng, đạt 3.151 USD/tấn, tăng 6,3% so với nửa đầu tháng 8/2023 và 32,1% so với cùng kỳ.
Thanh Hóa: Doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Thanh Hóa: Doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Xuất khẩu thủy, hải sản đang bật tăng trở lại những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản của tỉnh Thanh Hóa có cơ hội bứt phá.
Lý do gì khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh 8 tháng năm 2023?

Lý do gì khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh 8 tháng năm 2023?

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu chè đạt 70,9 nghìn tấn, trị giá 121,9 triệu USD, giảm 13,9% về lượng và giảm 16,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng 2 con số

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng 2 con số

8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu cà phê Robusta sang thị trường Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng lên đến 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, giao thương với bang Uttar Pradesh - Ấn Độ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, giao thương với bang Uttar Pradesh - Ấn Độ

Xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2023 ở mức 5,43 tỷ USD, tương đương với giá trị xuất khẩu cùng kỳ năm 2022.
Để hàng hóa Việt rộng cửa vào thị trường Nhật Bản

Để hàng hóa Việt rộng cửa vào thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Việt Nam-Nhật Bản có nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thương mại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động