Thứ hai 21/04/2025 13:06

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Việt Nam tuân thủ đúng các quy định của châu Âu về kiểm soát dư lượng trong hai lĩnh vực mật ong, thủy sản của EU.

Ông Lê Bá Anh - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) - cho biết, năm 2024, Việt Nam đã đón 5 đoàn thanh tra nước ngoài đến kiểm tra về an toàn thực phẩm.

Mật ong tuân thủ quy định dư lượng của EU

Trong đó, EU đã thanh tra chương trình kiểm soát dư lượng trong nuôi trồng thủy sản và mật ong. Đáng chú ý, lần đầu tiên EU không gửi dự thảo báo cáo mà đưa ra kết luận ngay "ghi nhận Việt Nam tuân thủ đúng các quy định của châu Âu về kiểm soát dư lượng trong hai lĩnh vực này".

Ngoài ra, trong năm 2024, Việt Nam còn đón các đoàn thanh tra từ Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc và Indonesia. Cũng như đoàn thành tra EU, các đoàn này đều đánh giá Việt Nam tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đối với thủy sản, đáp ứng các yêu cầu đề ra.

Dự kiến năm nay, số lượng đoàn kiểm tra sẽ tương đương năm 2024. Hiện EU chưa có lịch chính thức, trong khi Trung Quốc đã thông báo kế hoạch cử đoàn sang Việt Nam vào khoảng tháng 6 để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng sống như: Cua, tôm và tôm hùm…

Từ đầu năm đến nay, số lượng lô hàng thủy sản bị cảnh báo dư lượng kháng sinh giảm nhẹ với chỉ 16 lô hàng, chiếm 0,1%, so với con số 0,16% trong quý I/2024. Ông Lê Bá Anh đề nghị Cục Thủy sản và Kiểm ngư tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hiệu quả kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản nuôi.

Trước đó, từ ngày 24/9-17/10/2024, đoàn kiểm tra của EU đã tiến hành thanh tra thủy sản nuôi và mật ong của Việt Nam. Mục tiêu nhằm đánh giá hoạt động kiểm soát dư lượng của Việt Nam đối với các mặt hàng này khi xuất khẩu sang EU; thẩm định xem Việt Nam có tuân thủ quy trình và đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU hay không.

EU là thị trường lớn và có giá trị tham chiếu với nhiều thị trường khác, nên kết quả thanh tra sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu của hai ngành hàng này của nước ta. Do đó, các địa phương, doanh nghiệp, vùng nuôi trồng đã chuẩn bị tốt hồ sơ và giám sát chặt chẽ vùng nuôi để đảm bảo chất lượng.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng