Thứ tư 06/11/2024 04:38

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Người dân và du khách tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cảm thấy mãn nhãn với những tác phẩm nghệ thuật tại hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê.

Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê nằm trong khuôn khổ các hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với sự tham gia của 53 nghệ nhân đến từ các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Nghệ nhân đang say sưa chế tác

Thông qua hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê tạo không khí vui tươi, góp phần vào thành công của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Đồng thời tạo điều kiện cho các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về chế tác sản phẩm mỹ nghệ đa dạng từ cây cà phê.

Các sản phẩm mỹ nghệ đa dạng được chế tác từ cây cà phê
Các nghệ nhân thể hiện niềm đam mê, sự sáng tạo trong nghệ thuật

Đây cũng là dịp để các nghệ nhân thể hiện niềm đam mê, sự sáng tạo trong nghệ thuật chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê. Qua đó, Ban Tổ chức phát hiện các nghệ nhân giỏi để có chiến lược phát huy khả năng, tiềm năng của những nghệ nhân chế tác và giới thiệu những sản phẩm mỹ nghệ từ hội thi đến người dân, đồng bào các dân dân tộc trên địa bàn tỉnh cùng du khách.

Chế tác sản phẩm mỹ nghệ bằng hình thức điêu khắc, chạm trổ, mài đục

Với chủ đề “Văn hóa, nghệ thuật, thiên nhiên, con người Tây Nguyên”, các nghệ nhân có thời gian 3 ngày (từ ngày 10 đến ngày 12/3) để chế tác sản phẩm mỹ nghệ bằng hình thức điêu khắc, chạm trổ, mài, đục, cắt gọt dũa… trên thân gỗ cây cà phê. Sản phẩm hoàn thiện được ghép thân gốc cây cà phê, hoặc có nhiều sản phẩm rời theo chủ đề được chế tác từ 6 thân gốc cây cà phê trở lên. Nội dung sản phẩm thể hiện hình ảnh sinh hoạt, văn hóa tâm linh hoặc về thế giới tự nhiên, đồ dùng sinh hoạt, trang trí và các hình tượng khác trong đời sống vật chất, tinh thần của người Tây Nguyên. Ban Tổ chức khuyến khích chế tác các sản phẩm có kích thước lớn ghép nhiều cây cà phê hoặc nhiều sản phẩm rời theo ý tưởng của nghệ nhân.

Sản phẩm hoàn thiện được ghép thân gốc cây cà phê, hoặc nhiều sản phẩm rời theo chủ đề

Chị Hải Anh đến từ Hà Nội rất khâm phục tài nghệ của các nghệ nhân tham gia hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê: Tôi rất bất ngờ trước tài nghệ cũng như trí tượng tượng, sự sáng tạo của các nghệ nhân. Chỉ là những gốc, thân cây cà phê vô tri vô giác, các nghệ nhân bằng đôi bàn tay tài hoa đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mãn nhãn người xem.

Tác phẩm "Tinh hoa đại ngàn" của nghệ nhân Nguyễn Triệu
Khát vọng lửa hồng của nghệ nhân Trần Văn Mẫn
Tác phẩm “Đưa con lên rẫy”
Nghệ nhân tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo

Rất nhiều tác phẩm từ cây cà phê mang âm hưởng cũng như văn hóa của đồng bào Tây Nguyên như: Tinh hoa đại ngàn của nghệ nhân Nguyễn Triệu đến từ huyện Krông Bông; Khát vọng lửa hồng của nghệ nhân Trần Văn Mẫn; Cà phê Việt vươn xa của nghệ nhân Vũ Văn Diễn đến từ Đắk Nông; Đưa con lễ rẫy; Cà phê chồn…

Hội thi tạo điều kiện cho các nghệ nhân gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm

Đây là lần thứ 3 hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Khác với hai lần trước, lần này, cây cà phê được lựa chọn là chất liệu để các nghệ nhân sáng tạo, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo. Qua đó, Ban Tổ chức hội thi mong muốn sẽ phát huy giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị cây cà phê, giúp người nông dân có thêm thu nhập sau khi cây cà phê già cỗi, góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.​​​​​​

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: cây cà phê

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng