Chiếc "phanh" giúp công nghiệp chạy nhanh vẫn an toàn, không "chệch hướng"

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc

Doanh nghiệp kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm giúp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 1: Doanh nghiệp Việt cần lực đẩy mới Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 2: Kỳ vọng động lực mới Cần chính sách đột phá thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp quan trọng

Lãnh đạo các hiệp hội cho hay cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm khi được thực thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển bền vững và giải quyết những khó khăn đang tồn tại để tạo động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp và ngành công nghiệp nói chung, qua đó đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Kỳ vọng ngành dệt may vượt khó, tăng tốc bứt phá

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam - cho biết, ngành công nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Các vấn đề như thiếu hụt dòng tiền, khó tiếp cận được vốn vay, không có đơn hàng, đơn giá giảm sâu… đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh nghiệp phải chịu áp lực tài chính và đang tìm cách tối ưu hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh. Việc giảm giờ làm, tiết kiệm tối đa các chi phí là biện pháp tạm thời nhằm duy trì hoạt động và giữ chân người lao động.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho ngành, giúp ngành phát triển bền vững. Ảnh: Cấn Dũng

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng việc xây dựng, triển khai Luật Công nghiệp trọng điểm có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ giúp ngành dệt may vượt qua giai đoạn khó khăn. Cụ thể, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ quy định các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cụ thể cho ngành. Điều này bao gồm giãn, hoãn nộp thuế, phí, tiền thuê đất, hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi và các chính sách khác nhằm giúp ngành dệt may tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn lao động, môi trường của các thị trường nhập khẩu chính.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ định hướng và hỗ trợ ngành dệt may nâng cao năng lực cạnh tranh, từ việc đầu tư các khu công nghiệp lớn, thu hút các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu với công nghệ và trang thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy hợp tác và liên kết ngành để tăng cường giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ của ngành.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm bớt các thủ tục hành chính, hạn chế khó khăn trong quá trình đầu tư và kinh doanh. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, có đủ nguồn lực đầu tư mới và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất.

Đồng thời khuyến khích và hỗ trợ việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trong ngành. Điều này giúp ngành dệt may nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong sản xuất.

Tóm lại, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho ngành, giúp ngành phát triển bền vững, tận dụng tốt hơn các Hiệp định thương mại tự do FTA và góp phần vào phát triển kinh tế chung của đất nước.

Doanh nghiệp điện tử hướng đến phát triển bền vững

Bà Đỗ Thị Thuý Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), cho biết ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang có nhiều cơ hội lớn để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng giá trị nội địa.

Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn trong chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử đã dịch chuyển từ thị trường nước ngoài vào Việt Nam, tìm kiếm nhà máy sản xuất và triển khai chuỗi cung ứng. Đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính và mới thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, gia tăng xuất khẩu tại chỗ các linh kiện, cấu kiện điện tử.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Tương tự, doanh nghiệp điện tử Việt Nam hy vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ mang lại những chính sách thuận lợi và hỗ trợ cụ thể để phát triển bền vững, tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Cấn Dũng

Xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất cũng tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư FDI lớn và chất lượng trong ngành công nghiệp điện tử. Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư trong các ngành công nghệ cao, đặc biệt là điện tử.

Tuy vậy, bà Hương nhấn mạnh rằng, con đường phát triển cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn còn rất dài và đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Để tận dụng hiệu quả cơ hội và đáp ứng yêu cầu của thị trường, cộng đồng doanh nghiệp ngành điện tử kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm đang được xây dựng sẽ đem lại những chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển phù hợp để giải quyết những khó khăn, bất cập hiện tại. Trong đó, ưu tiên và chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó có ngành công nghiệp điện tử, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong ngành điện tử có thể phát triển và mở rộng sản xuất.

Xác định rõ ràng các tiêu chuẩn và mục tiêu phát triển cho ngành công nghiệp điện tử, cùng với các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài đầu tư và sản xuất tại Việt Nam.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam tiếp cận nguồn vốn vay, giải ngân đúng hạn, và giảm thiểu khó khăn về dòng tiền, giúp họ duy trì hoạt động và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp điện tử tăng cường năng suất, chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất, từ đó tăng cường cạnh tranh và có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp điện tử mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới và khó tính bằng cách đảm bảo các thỏa thuận thương mại tự do đã ký như CPTPP và EVFTA được triển khai hiệu quả.

Tựu chung, doanh nghiệp điện tử Việt Nam hy vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ mang lại những chính sách thuận lợi và hỗ trợ cụ thể để ngành công nghiệp điện tử có thể phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kiến tạo thị trường ngành cơ khí

TS. Nguyễn Chỉ Sáng Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) - cho rằng, ngành cơ khí là để chế tạo máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp khác như: Hóa chất, giao thông, khai thác dầu khí, nông nghiệp…. Đầu tư cho cơ khí đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, lợi ích ngắn hạn không cao, nhưng về dài hạn lợi ích nó đem lại rất lớn cho quốc gia.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Cộng đồng doanh nghiệp cơ khí mong mỏi những cơ chế, chính sách cụ thể để các doanh nghiệp có định hướng trong đầu tư, để ngành cơ khí có thể phát triển đáp ứng đươc yêu cầu về phát triển kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng

Ví dụ, để thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí thủy công, các doanh nghiệp cơ khí trong nước cần mua thiết kế hoặc nhận chuyển giao công nghệ thiết kế. Nếu việc mua thiết kế này tính vào giá thành cho một dự án thì doanh nghiệp sẽ lỗ vốn, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn mua thiết bị của nước ngoài. Nhưng nếu doanh nghiệp mua thiết kế sau đó có thể thực hiện cho 3 dự án trở lên thì giá thành chế tạo trong nước sẽ rất cạnh tranh.

Đơn cử, giá thành của thiết bị này cho dự án thủy điện Lai Châu, Sơn La rẻ hơn giá thiết bị từ Trung Quốc, thời gian thi công ngắn hơn đem lại lợi ích hàng tỷ USD cho các dự án. Điều này có nghĩa, việc nội địa hóa không chỉ đem lại công ăn, việc làm doanh nghiệp cơ khí mà còn đem lại nhiều lợi ích trực tiếp, gián tiếp cho nhà nước. Những chương trình cơ khí như thế này nếu không có quyết tâm của Chỉnh phủ sẽ không thể thành công. Nếu gắn kết việc phát triển ngành cơ khí với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia thì lợi ích đem lại sẽ rất lớn.

Cụ thể, thứ nhất, máy móc thiết bị có dung lượng thị trường rất lớn nó đem lại nguồn công việc cho doanh nghiệp và người dân, tạo sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP. Theo quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, có thể sơ bộ đánh giá độ lớn thị trường cho ngành cơ khí giai đoạn 2021 – 2045 khoảng 800 tỷ USD, đây là thị trường lớn để phát triển kinh tế của quốc gia.

Thứ hai, nếu chúng ta làm chủ việc thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, tự chủ trong việc thực hiện dự án, đặc biệt cho các nhà máy công nghiệp, các công trình lớn của đất nước. Thông thường, giá thành máy móc thiết bị hoặc công trình công nghiệp chế tạo trong nước rẻ hơn mua từ nước ngoài 10 đến 30%.

Thứ ba, tự chủ trong đầu tư, khi làm chủ về công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, ta có thể làm chủ về đầu tư các dự án, các công trình của đất nước, không lệ thuộc vào nhà thầu nước ngoài dẫn đến chậm trễ, tăng giá khi thực hiện dự án…

Với cơ khí giao thông như tàu cao tốc, đường sắt trong thành phố, nếu làm chủ về công nghệ, không những giá đầu tư rẻ mà giá cho vận hành, bảo hành, bảo trì rất rẻ.

Cơ khí nông nghiệp nếu được nghiên cứu, sản xuất bởi các nhà chế tạo trong nước sẽ phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam và đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ví dụ máy và thiết bị phục vụ ngành nông nghiệp ước tính dung lượng thị trường xấp xỉ một tỷ USD/năm nhưng giá trị gia tăng cho các nông sản, thực phẩm có thể đạt vài tỷ USD/năm.

Bên cạnh đó, phát triển ngành cơ khí kết hợp với phát triển công nghiệp điện tử, viễn thông giúp Việt Nam có thể có được nguồn vũ khí giá rẻ và hiện đại để đảm bảo đủ sức mạnh đối phó trong tình huống chiến tranh.

Tuy vậy để ngành công nghiệp cơ khí phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường từ nay đến năm 2045, cần xây dựng một chiến lược tổng thể và các cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển các ngành công nghiệp có giá trị đầu tư lớn và quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia.

Trong đó, các biện pháp và lộ trình cụ thể: Với ngành công nghiệp ô tô, cần xây dựng lộ trình và cơ chế để thúc đẩy nội địa hóa sản xuất các linh kiện và phụ tùng ô tô. Đây là một ngành có thị trường trong nước lớn và khi đã phát triển, các doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tạo điều kiện và cơ chế để nội địa hóa sản xuất các turbin điện gió, cột, cánh chế tạo trong nước. Tìm kiếm cách mua hoặc liên doanh để làm chủ công nghệ cho phần máy phát, hộp giảm tốc, điều khiển và các linh kiện khác, với mục tiêu nội địa hóa từ 50% trở lên cho phần này.

Nâng cao nội địa hóa trong ngành giao thông đường sắt và tàu điện và tăng cường nội địa hóa trong ngành khai thác và chế biến bô xít và điện khí. Xây dựng các nhà máy, công trình công nghiệp, thiết bị cảng biển, nhà máy khai thác và chế biến bô xít trong nước làm tổng thầu với tỷ lệ nội địa hóa từ 50% trở lên về giá trị. Đối với ngành điện khí, đưa ra mục tiêu nội địa hóa từ 50% trở lên về giá trị.

Tiếp tục thúc đẩy chương trình "công nghiệp hỗ trợ" với các cơ chế chính sách bổ sung và cập nhật cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đặc biệt, cần bỏ giấy phép con trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét lại việc đánh thuế cho sản phẩm hoàn chỉnh và các chi tiết của sản phẩm, bỏ việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với các cá nhân đã được đào tạo và tốt nghiệp đúng theo các chuyên ngành làm việc, bỏ việc các doanh nghiệp nhà nước phải đấu thầu lựa chọn nhà thầu phụ khi đã đấu thầu để có được hợp đồng, đề nghị các doanh nghiệp khi nhận chuyển giao công nghệ được thừa hưởng năng lực của bên chuyển giao công nghệ…

Những biện pháp và mục tiêu trên được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ và gia tăng thị phần cho mặt hàng thông dụng, đồng thời tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy con đường phát triển này còn rất dài và đòi hỏi sự cố gắng đồng thuận từ cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ, và các bên liên quan. Hy vọng dự án Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ xây dựng những cơ chế, chính sách cụ thể để các doanh nghiệp có định hướng trong đầu tư, để ngành cơ khí có thể phát triển đáp ứng đươc yêu cầu về phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

Thay cho lời kết

Từ lâu, Đảng ta đã xác định trong bối cảnh nguồn lực quốc gia có hạn, để tiến hành công nghiệp hóa đất nước cần ưu tiên phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực cho một số ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, mũi nhọn, ưu tiên (gọi chung là các ngành công nghiệp trọng điểm) để tạo tác động lan tỏa đến cả nền công nghiệp. Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công nghiệp hóa và phát triển công nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia cần bám sát định hướng này.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng những chính sách mới sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng

Theo các chuyên gia kinh tế, các ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò hết sức quan trọng, là động lực để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp nói riêng cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế nói chung. Với tầm quan trọng then chốt của các ngành công nghiệp trọng điểm đối với việc thúc đẩy phát triển nền công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, trong bối cảnh nguồn lực quốc gia có hạn, chính sách phát triển công nghiệp quốc gia cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm để triển khai thành công quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Điều này cũng phù hợp với chủ trương "ưu tiên nguồn lực, có các cơ chế, chính sách đột phá, phù hợp để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ" tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy việc ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm trong tình hình, bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách, giúp tạo ra cơ chế và chính sách đột phá, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp quan trọng, giúp đất nước đạt được mục tiêu phát triển bền vững và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm sắp tới.

Ngô Hằng - Hoàng Hưng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Công nghiệp trọng điểm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.
Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.
Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng.
Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An và TP. Cần Thơ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động