Tầm nhìn đến năm 2030, giá trị sản xuất của các ngành, lĩnh vực CNHT chiếm tỷ trọng 30-35%, giá trị tăng thêm chiếm 35-40%.
Tập đoàn Bühler khánh thành nhà máy chế tạo máy móc - thiết bị chế biến lúa gạo vào cuối năm 2016 đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An |
Để hoàn thành mục tiêu nói trên, Long An đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh ở các ngành CNHT. Đồng thời Long An đang tập trung vào việc kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho nhau, cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến mời gọi DN trong nước lẫn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực CNHT…
Theo lãnh đạo Sở Công Thương Long An, trên thực tế, thời gian qua nhờ những chính sách hỗ trợ cho DN, sự phát triển ngành CNHT trên địa bàn Long An đã có những kết quả nhất định khi thu hút được cả DN trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực CNHT dệt may, cơ khí, da giày…
Về dệt may, có thể kể tới Công ty CP dệt Đông Quang - hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực kéo sợi, có 3 nhà máy với công suất 80.000 tấn sợi/năm; Tập đoàn Dệt may Huafu (đến từ Hồng Kông) với tổng mức đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng; Tập đoàn Trillions (Mỹ) cũng quyết định đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Đức giai đoạn 2 (Đức Hòa) với vốn đầu tư dự kiến 120 triệu USD…
Về cơ khí, Long An đã thu hút các công ty như Tập đoàn Bühler với việc đầu tư nhà máy chế tạo máy móc - thiết bị chế biến lúa gạo, Công ty Lamico, Công ty TNHH Cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ…
Để tiếp tục thúc đẩy phát triển ngành CNHT, thời gian tới bên cạnh những cơ chế, chính sách đang thực hiện, Long An sẽ thực hiện một số giải pháp khác như phát triển và đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thiện kết cấu hạ tầng; tạo vùng nguyên liệu; tài chính... nhằm hỗ trợ tối đa cho các DN đầu tư vào CNHT tại địa phương này.