Thứ tư 25/12/2024 00:54

Lợi ích song phương từ “cú bắt tay” với ứng dụng đặt món

Việc “bắt tay” với các ứng dụng đặt món đã giúp nhiều doanh nghiệp thức ăn và nước uống (F&B) ngày càng lan tỏa và tiếp cận thêm tệp khách hàng mới.

Theo nghiên cứu mới nhất của Salesforce về xu hướng tiêu dùng trong tương lai, có đến 88% người tiêu dùng khẳng định niềm tin và sự hài lòng đối với một thương hiệu tác động trực tiếp đến lựa chọn mua sắm trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, đặc biệt là sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Từ đây, “đòn gánh áp lực” của các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn và nước uống (F&B) rơi vào hai điểm, đó là vừa phải gia tăng độ tín nhiệm thương hiệu qua chất lượng sản phẩm cùng dịch vụ, vừa phải mở rộng được tệp khách hàng để đảm bảo doanh thu. Nhằm giải quyết rốt ráo bài toán này, nhiều đơn vị chọn mở rộng kinh doanh sang các nền tảng trực tuyến, cụ thể hơn là tận dụng lợi thế sẵn có từ các ứng dụng đặt món có tên tuổi.

Tăng độ nhận diện thương hiệu, củng cố niềm tin khách hàng và duy trì tăng trưởng dương mỗi tháng là những thành tựu đáng kể mà Farmer’s Market đạt được sau cột mốc “bắt tay” với ứng dụng ShopeeFood.

Xây dựng sự tin tưởng, trung thành, và thương yêu là những gì mà 2 thương hiệu Lotteria và Farmers Market theo đuổi trong hành trình chinh phục khách hàng, bởi điều này đáp ứng được mục tiêu gia tăng độ tin cậy của thương hiệu, thúc đẩy doanh số và hướng đến kinh doanh bền vững trên thị trường ngày một cạnh tranh.

Lựa chọn trái cây nhập khẩu là sản phẩm kinh doanh chủ lực, Farmers Market đặc biệt chú trọng đến các yếu tố “tươi ngon”, “có nguồn gốc rõ ràng” đi kèm dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng. Đặc biệt, những tiêu chí này vẫn được duy trì 100% kể cả khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động vận hành lên các ứng dụng đặt món.

Theo chia sẻ của anh Võ Thanh Lộc (Nhà đồng sáng lập - Giám đốc Marketing, Farmers Market), chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt chính là những yếu tố cốt lõi tạo nên sự tin tưởng, gắn bó của khách hàng với thương hiệu dù hoạt động trên nền tảng nào đi chăng nữa.

“Ra mắt trên ứng dụng ShopeeFood từ năm 2018, Farmers Market vẫn luôn duy trì việc đặt khách hàng làm trọng tâm, mang đến những trải nghiệm tốt nhất, từ đa dạng hóa danh sách sản phẩm dựa theo nhu cầu người dùng, tham gia các chương trình khuyến mãi của nền tảng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến dịch vụ cùng các chính sách hậu mãi khác”, anh Lộc cho biết thêm.

Có thể nói, bên cạnh lợi nhuận kinh doanh, lòng tin khách hàng là một trong những thước đo thành công rõ rệt nhất của bất kỳ doanh nghiệp F&B nào. Về phía Lotteria, thương hiệu thức ăn nhanh này rất chú tâm đến các khâu như: nhập khẩu nguyên liệu, chế biến sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm mang đến cho khách hàng sản phẩm không chỉ ngon mà còn phải đảm bảo chất lượng.

Theo chị Lê Thị Hồng Gấm - Trưởng phòng Delivery của Lotteria, mảng bán hàng trực tuyến trên các ứng dụng đặt món như ShopeeFood đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Lotteria. “Con số tăng trưởng lên tới 30% tính riêng cho các chương trình mà thương hiệu tham gia trên nền tảng ShopeeFood là minh chứng rõ rệt” chị Hồng Gấm cho biết.

Được biết, Lotteria “lên sóng” ShopeeFood vào năm 2020 và nhanh chóng tiếp cận được tệp khách hàng rộng lớn đi kèm các hỗ trợ về marketing, dịch vụ từ nền tảng đặt món phổ biến này. Việc tham gia những chương trình như Ngày số đôi, Flash sale, hay tung mã ưu đãi độc quyền từ thương hiệu trên ShopeeFood cũng là cơ hội để thương hiệu Lotteria ngày càng lan tỏa, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong lòng khách hàng trung thành và tiếp cận thêm tệp khách hàng mới.

Còn Farmers Market cũng duy trì song song chuỗi cửa hàng truyền thống và cửa hàng online trên diện rộng. Để vận hành trơn tru bộ máy kinh doanh “khổng lồ” này, Farmers Market thường xuyên tận dụng các báo cáo về thị trường và làm việc chặt chẽ với ShopeeFood để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh và đánh trúng khách hàng mục tiêu theo từng chiến dịch.

Dựa trên những kết quả khả quan đã đạt được đi cùng các hỗ trợ thiết thực từ ShopeeFood, đại diện hai thương hiệu đều bày tỏ sự kỳ vọng vào thành công của các chiến dịch ngày số đôi 11.11, 12.12 trên nền tảng này.

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024