Thứ bảy 23/11/2024 17:11

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai, nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là /chu-de/di-san-van-hoa-phi-vat-the.topic phi vật thể quốc gia.

Cụ thể, ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 379/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phụ nữ Thu Lao luôn chú trọng và đề cao việc duy trì nghề dệt vải, may y phục truyền thống (Ảnh: LCĐT)

Dệt vải là một trong những nghề thủ công truyền thống hình thành từ rất lâu đời của đồng bào Thu Lao và được trao truyền qua nhiều thế hệ với các công đoạn đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, sáng tạo riêng. Người Thu Lao ở huyện Si Ma Cai có dân số khoảng hơn 1.000 người sinh sống tập trung ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn; thôn Đội 2, thôn Nàn Vái, xã Nàn Sán; thôn Khuán Púng, xã Bản Mế. Qua khảo sát, trung bình mỗi thôn có từ 3 - 5 khung dệt, 10 - 25 phụ nữ biết và giỏi nghề dệt. Phụ nữ Thu Lao hơn 20 tuổi bắt đầu học nghề dệt, thêu dệt do các mẹ, các bà, các chị dạy, truyền nghề. Số lượng nghệ nhân trong cộng đồng người Thu Lao biết nghề dệt có khoảng 70 người...

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai là nghề thủ công truyền thống, không thể thiếu trong mỗi gia đình từ cuối thế kỷ XIX cho đến ngày nay; gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện vị trí, vai trò của người phụ nữ trong cộng đồng. Việc công nhận “Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần thuận lợi cho công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc thiểu số ở Lào Cai.

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng