Thứ sáu 09/05/2025 19:13

Lâm Đồng: Sản xuất toàn công nghiệp tháng 10 tăng 4,94%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tháng 10/2020 dự tính tăng 4,94% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cao nhất, tăng 7,96% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 1.709,95 tỷ đồng, tăng 5,06% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng được tìm thấy ở cả 4 nhóm ngành: khai khoáng; chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện khí đốt; nước nóng hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. Trong đó, tăng trưởng cao nhất là công nghiệp chế biến chế tạo ước đạt 954,5 tỷ đồng, tăng 8,12% so cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng thấp nhất là sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng hơi nước và điều hòa không khí (tăng 1,09% so cùng kỳ năm trước).

Trong tháng 10, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng dự tính tăng 4,94% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cao nhất, tăng 7,96% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dệt (tăng 11,01%); kế đến là ngành ngành sản xuất đồ uống (tăng 9,05%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 10/2020 ước đạt 6.173,3 tỷ đồng, tăng 11,06% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh tháng 10/2020 ước đạt 47,5 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Ngoại trừ 2 mặt hàng: cà phê và hoa tươi các loại giảm đồng thời cả số lượng và giá trị xuất khẩu; 5 mặt hàng chủ lực còn lại là: alumin và hydroxit nhôm; chè chế biến; rau - củ - quả; hạt điều; hàng dệt may và nguyên liệu dệt may đều tăng trưởng so với cùng kỳ.

Sau một thời gian chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất và xuất khẩu hoa tại Đà Lạt và vùng phụ cận đang dần được khôi phục

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 7,8 triệu USD, tăng 197,7% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt may; hạt giống, củ giống, hoa giống; kim loại; hóa chất; bao bì, máy móc,….

Trong 10 tháng năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 14.774,25 tỷ đồng, tăng 3,34% so với cùng kỳ năm trước và đạt 80,14% kế hoạch năm 2020. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 10 tháng năm 2020 tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 10/2020 đạt 51.620,2 tỷ đồng, tăng 3,36% so với cùng kỳ năm trước và đạt 77,36% so với kế hoạch năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh tháng 10/2020 ước đạt 552,7 triệu USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 69,1% kế hoạch năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 106,6 triệu USD, giảm 24,8% so cùng kỳ năm trước và đạt 42,6% kế hoạch năm 2020.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Lâm Đồng, mặc dù 2 chỉ số: Giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 10/2020 và 10 tháng đầu năm 2020 đều tăng so với cùng kỳ 2019, nhưng mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều mức tăng trưởng của năm 2019 so với 2018.

Qua số liệu 10 tháng được ghi nhận, chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp ước sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2020 (hiện đã đạt 80,14% kế hoạch). Tổng mức bản lẻ hàng hóa có khả năng đạt (hiện đã đạt 77,36%). Tuy nhiên, Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu có khả năng cao sẽ không đạt kế hoạch được giao, do tình hình thương mại thế giới vẫn chưa hồi phục.

Hầu Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên