Chủ nhật 22/12/2024 17:31

Lâm Đồng: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng

Với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, Lâm Đồng ngày càng có nhiều sản phẩm tinh hoa được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tạo ấn tượng tốt

Cà phê là một trong những đặc sản khi nhắc đến Lâm Đồng. Tuy là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích (sau Đắk Lắk) song cà phê Lâm Đồng có năng suất bình quân và sản lượng cao nhất cả nước.

Cà phê Lâm Đồng được đánh giá cao về chất lượng và hương vị, đã trở thành một phần quan trọng trong thương mại cà phê quốc tế như cà phê nhân xanh, cà phê rang xay với các giống có tên tuổi trên thị trường cà phê thế giới: Arabica, Robusta, Catimor…

Sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Lâm Đồng luôn thu hút người tiêu dùng

Tại sự kiện Caferes Japan 2023 - sự kiện lớn nhất trong lĩnh vực đồ uống, thực phẩm được tổ chức tại Nhật Bản, các loại cà phê đặc sản của Lâm Đồng như Arabica LangBiang, Moka Cầu Đất đã tạo được ấn tượng tốt với doanh nghiệp, đối tác và người tiêu dùng.

Trong Cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024, cà phê Robusta Lâm Đồng cũng đã đoạt giải Nhất. Được biết, mẫu cà phê Robusta mang đến cuộc thi được trồng ở độ cao 1.360m trên đỉnh núi Brah Yàng (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh). Đây cũng là diện tích cà phê hữu cơ đạt chứng nhận tiêu chuẩn USDA của Mỹ năm 2023.

Hiện tại, giá trị của cà phê chiếm 60% ngành nông nghiệp Lâm Đồng và giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Những năm gần đây, địa phương này đẩy mạnh sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết phát triển theo chuỗi nông sản toàn cầu thân thiện với môi trường. Nhờ đó, sản phẩm cà phê của tỉnh Lâm Đồng ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cùng với cà phê, Lâm Đồng còn là vùng sản xuất rau nổi tiếng. Địa phương hiện có trên 40 ngàn ha rau, củ; 6.000 ha hoa; 11.078 ha cây chè… Trong 3 năm qua, Lâm Đồng đã hình thành mới được thêm 93 chuỗi liên kết giá trị gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư xây dựng nhà máy, đồng thời xúc tiến hợp đồng liên kết với các hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ nông dân tại Lâm Đồng để hình thành các vùng nguyên liệu ổn định, xử lý sau thu hoạch tập trung, chế biến, phân phối và xuất khẩu nông sản của tỉnh.

Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mới đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh khai mạc “Tuần lễ kết nối và giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh”.

Chương trình thu hút khoảng 100 doanh nghiệp của 2 địa phương tham gia. Các sản phẩm của doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là nông sản, như: Trà, cà phê, atiso, nước ép trái cây, sinh tố, đông trùng hạ thảo, nấm, mắc ca, tinh dầu, trà thảo dược…

Theo ông Nguyễn Vĩnh Quảng - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, Lâm Đồng là địa phương có thế mạnh trong sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm nông sản. Cả tỉnh hiện có trên 367.000 ha gieo trồng đa dạng các loại rau, hoa, trái cây; trong đó, diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao đạt trên 68.000 ha. Lâm Đồng cũng phát triển nhiều sản phẩm chế biến độc đáo như trà, cà phê, rượu vang, mứt mang đậm hương vị đặc trưng của vùng đất cao nguyên.

Thời gian gần đây, Lâm Đồng tập trung phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh; xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Tuần lễ kết nối và giới thiệu sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh lần này là cơ hội để các phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Lâm Đồng được tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng tại thị trường sôi động bậc nhất cả nước; đồng thời, giúp người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận biết, có thêm nhiều lựa chọn tiêu dùng sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý đến từ tỉnh Lâm Đồng.

Những năm qua, chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Sự kiện lần này tiếp tục triển khai hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Tây Nguyên; đồng thời, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng đến thị trường TP. Hồ Chí Minh, cũng như tạo cơ hội hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của Lâm Đồng gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm đối tác... góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường lớn này.

Thời gian tới, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh sẽ hợp tác chặt chẽ trong kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư vào dự án trọng điểm, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của địa phương.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa